ClockChủ Nhật, 01/01/2012 16:02

Thót tim cùng giá vàng và lãi suất

TTH - 2011 thực sự là năm "nhảy múa" của giá vàng và biến động lãi suất ngân hàng. Trong cơn "bão vàng", nhiều người được lợi nhưng cũng không ít người phải lao đao vì vàng; đồng thời "cơn sốt" lãi suất không chỉ làm khó ngân hàng mà còn đè nặng trên lưng từng doanh nghiệp.

Những người mua bán vàng theo kiểu “lướt sóng” cũng “đau tim” khi giá tăng chóng mặt. Một nhà đầu tư (NĐT) vàng ở TP Huế tiếc nuối: Đầu năm 2011, khi vàng 37 triệu đồng/lượng; NĐT này bán gần 40 lượng. đến khi vàng lên 39 triệu đồng/lượng vào giữa tháng 7-2011, NĐT bán nốt số vàng còn lại với hy vọng giá xuống là mua vào ngay. Ai ngờ, chờ hoài giá không xuống mà còn lên như bão. Nhìn vàng tăng mà xót vì đã trót “bán non”-NĐT than thở. Khác với hai trường hợp trên, chị T. ở đường Hoàng Diệu-TP Huế quyết định đến ngân hàng rút hơn 400 triệu đồng tiền tiết kiệm trước hạn (chấp nhận thiệt phần lãi suất dù ngày đến hạn gần kề) và gom thêm tiền mua 10 cây vàng thời điểm giá 46 triệu đồng/lượng. Rất may, chỉ trong mấy ngày vàng đã nhảy lên 49 triệu đồng/lượng, chị bán ngay “đỉnh” và lãi ròng 300 triệu đồng...

Trong số 10 người được hỏi, có 7 người trả lời sẽ mua vàng. Thực tế cũng chứng minh, vàng đang hút mọi dòng tiền trên thị trường. Từ tháng 7 đến giữa tháng 9-2011, khi giá vàng cao ngất ngưỡng, mọi người đổ xô vào vàng; đến gần cuối tháng 9-2011, khi giá vàng giảm xuống mức 46,5 triệu đồng/lượng, tình trạng người dân xếp hàng mua vàng lại tái diễn. Một số ngân hàng cũng cho biết, ngay khi áp dụng lãi suất huy động 14%/năm, tình trạng rút tiền ra khỏi ngân hàng đã xuất hiện. Kết nối với chuyện đổ xô mua vàng có thể thấy, một phần không nhỏ trong số này đã chảy sang vàng. Điều này khẳng định, sức hấp dẫn của vàng vẫn rất lớn, bất chấp những cảnh báo rủi ro, bất chấp việc sẵn sàng cho nhập khẩu vàng để điều tiết thị trường của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bất chấp giá vàng đã lình xình hàng chục phiên. Ưu thế vượt trội của vàng so với các kênh đầu tư khác là điều thấy rõ. 

Rào cản từ lãi suất cao

Hiện trên địa bàn tỉnh có 3.846 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký hơn 17.062 tỷ đồng. Trong đó có 34,3% DN sản xuất công nghiệp, 65,7% DN kinh doanh thương mại dịch vụ; tập trung ở TP Huế với 2.822 DN, thị xã Hương Thủy: 280 DN, các DN còn lại ở huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà. Tình trạng chung khiến số lượng không ít các DN “tiến thoái lưỡng nan” là do sản xuất kinh doanh (SXKD) gặp nhiều khó khăn, lại trong điều kiện nguồn vốn tín dụng chật vật, đầu ra bị thu hẹp, đầu vào bị siết chặt. Lãi suất đã bắt đầu giảm nhưng có vẻ vẫn chỉ giảm trên “báo cáo”, trên thực tế lãi suất mà DN được vay vẫn cao hơn nhiều so với khả năng chịu đựng của DN. Đây là “nỗi niềm” của nhiều DN khi được Hội DN tỉnh khảo sát, họ không ngần ngại than rằng, lãi suất vay vốn ngân hàng quá cao, vượt quá khả năng chịu đựng của DN; khó có DN có lợi nhuận với mức lãi suất hiện tại. 

Đại diện một DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại có địa chỉ ở đường Thạch Hãn-TP Huế phân trần: Tôi nghe đài báo tuyên truyền ngân hàng hạ lãi suất, nhưng tôi là khách hàng tương đối lâu năm của ngân hàng, hồ sơ chẳng “tì vết” gì mà cũng chịu chẳng vay được lãi suất 17% - 19%/năm. Vị này phán đoán thêm: Ngân hàng huy động với lãi suất cao như trước đây thì làm sao cho vay thấp như vậy được. Chưa kể thời gian qua họ phải đấu tranh với “cuộc chiến” bị rút vốn. Đà này, DN tôi buộc phải hoạt động cầm chừng hoặc thu hẹp SXKD. Dù chưa có con số thống kê cụ thể, song tình trạng nhiều DN phải thu hẹp sản xuất, giảm hiệu quả; thậm chí bị thua lỗ dẫn đến giải thể đang phát đi những tín hiệu đầy lo ngại. Ngoài những nguyên nhân khách quan khiến các DN gặp phải khó khăn thì nguyên nhân từ lãi suất cao vẫn là lý do chính.  

 

Theo khảo sát điểm của Hội DN tỉnh bằng phiếu trả lời của một số DN đại diện các thành phần kinh tế khi đánh giá về tình hình SXKD cho thấy, thông qua tiếp cận vốn vay: 9,5% DN tốt lên; 28,5% DN không đổi; 38% DN kém đi; 24% DN không rõ; trong đó có 58,5% DN vay vốn ngắn hạn với lãi suất ở mức trên 20%/năm. Tổng thể về kết quả tình hình SXKD năm 2011: 24% DN có tăng lên, 24% DN cơ bản ổn định, 52% DN giảm đi.

 

Kể từ khi NHNN bắt buộc các ngân hàng phải áp dụng mức lãi suất huy động đầu vào 14%/năm. Mới đây, việc NHNN quy định lãi suất huy động 6%/năm đối với kỳ hạn dưới 1 tháng cũng đã thể hiện rõ quyết tâm không để bất kỳ ngân hàng nào “vượt rào” trần lãi suất đầu vào không ngoài mục đích nhằm hạ lãi suất đầu ra. Trong khi đó, lãi suất đầu ra dù đã được các ngân hàng thông báo cho vay ở mức từ 17-19% nhưng số lượng các gói tín dụng giá thấp này chỉ như “muối bỏ biển”. Đa số các DN vẫn đang phải vay vốn từ ngân hàng với lãi suất phổ biến từ 20-21%/năm (chỉ giảm từ 1-1,5%/năm so với trước đó). 
 
Theo giải thích từ phía ngân hàng, dù lãi suất huy động giảm về mức 14%/năm nhưng vẫn còn đó những khoản vốn đã được huy động có lãi suất cao 17-18%/năm trước đó chưa đáo hạn nên chưa thể hạ lãi suất cho vay nhanh hơn. Chỉ đạo hạ lãi suất cho vay từ NHNN là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, xét cho cùng thì lãi suất cũng chỉ là một trong những yếu tố làm trầm trọng hóa tình trạng vốn đã “ốm yếu” của nhiều DN. Và không phải cứ hạ lãi suất thì sẽ cứu được DN mà trước tiên đòi hỏi DN phải tự cứu mình, cơ cấu hoạt động phù hợp trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt và người tiêu dùng ngày càng thông minh hơn. Mặt khác, cũng phải nhìn nhận do DN quá trông chờ vào vốn vay ngân hàng nên rất dễ bị “tổn thương” trước những biến động lãi suất.
 

Bạch Quang



Lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng

Khóc-cười vì vàng

Tại Trung tâm Vàng bạc đá quý SJC&DOJI Huế vào một ngày đầu tháng 8-2011, người đàn ông trạc tuổi trung niên đang chờ nhân viên giao vàng sau khi thanh toán tiền. Khuôn mặt đăm chiêu, ông kể: Thời điểm giá vàng 38 triệu đồng/lượng, ông thỏa thuận mua ngôi nhà với giá 30 cây vàng. Trả được một phần, đến hẹn thanh toán đợt tiếp theo, ông đi mua vàng thì vàng lên cơn sốt. Khi thấy vàng 42 triệu đồng/lượng rồi sát 43 triệu đồng/lượng, ông ráng chờ với hy vọng giá sẽ xuống khi Mỹ đạt thỏa thuận nâng trần nợ công như nhiều người nói. Vậy mà mấy ngày sau, vàng vọt lên 45 triệu đồng/lượng. Lo lắng, nhưng vợ chồng ông đành “bấm bụng” mua. 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top