“Thư gửi con” - cuốn sách không chỉ dành cho phụ nữ
TTH - Rất khó để nói cuốn sách “Thư gửi con” của tiến sĩ Thái Kim Lan thuộc thể loại nào. Tác giả cũng khiêm tốn nói rằng đây là “cuốn sách nhỏ”, là “của riêng” của hai người, của mẹ và của con”… Tuy vậy, do tác giả là một học giả am hiểu văn hóa Đông-Tây, nên “cuốn sách nhỏ” này, dù chỉ tập trung vào đề tài “mẹ và con”, vẫn gợi nghĩ đến nhiều vấn đề xã hội rất có ý nghĩa.
Cuốn sách gồm hai phần. Phần 1 (“Thư gửi con”) được chọn làm nhan đề cho cuốn sách, lại in cả nguyên bản tiếng Đức, có ngày tháng và nơi viết thư cụ thể (hầu hết là trên các chuyến bay) nên rõ là tác giả không “hư cấu” và xem đây là trọng tâm của tác phẩm. Tuy vậy, phần “trọng tâm” này gồm nhiều lá thư mà nội dung, ý tứ có phần trùng lắp (chủ yếu là bày tỏ tình mẹ con khi xa cách; nào là “mẹ rất rất thương con… mẹ thường hay nằm mơ thấy con… Con nhớ ăn ở tươm tất… Hãy học giỏi và chăm, con nghe…”) chứ không phải là một câu chuyện có nhiều tình tiết ly kỳ, lâm li được diễn tả qua các bức thư như một số tiểu thuyết đã có, nên thiếu sức cuốn hút. Đã đành, với tác giả thì đây là những kỷ niệm riêng, là bộ “sưu tập” quý giá, nhưng với độc giả thì những lá thư có lẽ chỉ như là “chứng cớ” về sự gắn bó hơn cả máu thịt giữa hai mẹ con, là sự bổ sung cho nội dung quan trọng nhất của cuốn sách mà tác giả gửi gắm qua “Lời nói đầu” (25 trang) và “Thay lời bạt” (8 trang). Có thể nói đây là trích đoạn hồi ký “Thái Kim Lan nuôi và dạy con” nhưng có giá trị như một luận văn khoa học về tâm sinh lý trẻ em. Với độ dày hơn 30 trang, tác giả đã trình bày quan niệm và cả những “thao tác” cụ thể về nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ, từ “tiếng ru con trong căn nhà Tây và… lời ru đầu tiên là lời ru mà tôi đã được nghe khi lọt lòng: “Ru em em théc cho muồi…” cho đến việc kiên quyết làm bằng được một cái nôi theo kiểu “nhà quê” Việt Nam ngay giữa thành phố lớn nước Đức; từ “chủ trương” như một cuộc cách tân “nuôi con bằng sữa mẹ được xem là cách nuôi con tốt nhất” đến “quyết định không cho con đi học trường đặc biệt” vì tác giả quan niệm đứa con “cần “ở giữa” các tầng lớp thanh thiếu niên, cùng ganh đua bình thường … hơn là cho con cảm giác như một đối tượng đặc biệt trong xã hội , một thứ “gà nòi” mất thăng bằng nội tâm…”.
![]() |
Cũng nói chuyện “bú mớm” của trẻ nhỏ, trong tác phẩm “Nỗi khổ của con em” in năm 1993, BS. Nguyễn Khắc Viện đã viết: “… Trẻ em xưa được sờ vú mẹ thỏa thuê, trẻ em ngày nay được sờ vú mẹ quá ít… Một lần bú đâu chỉ có nuốt sữa đầy bụng, mà còn tận hưởng khoái cảm ở môi miệng, được cùng mẹ da kề da, thịt kề thịt, được đôi mắt đắm đuối nhìn mẹ, mẹ đưa mắt nhìn lại… Rồi đến ngày bi kịch cao độ xảy ra: từ sáng đến chiều, mẹ bỏ con lại nhà trẻ, giao cho một cô giáo lạ mặt… Bao giờ mẹ mới trở lại, còn trở lại nữa hay không? Bố mẹ bỏ rơi, ruồng bỏ con rồi hay sao? “Bỏ mẹ” rồi!”…
- 39 tác phẩm mới ra đời từ trại sáng tác Dương Hòa (16/04)
- Lấy ý kiến lập hồ sơ công nhận ti tích lịch sử Cồn Bệ (16/04)
- Nón lá “du hành” cùng Tin Tin (16/04)
- Giao thoa văn hóa Việt – Pháp (16/04)
- Garden Chill - Khu vườn trên sông (15/04)
- Hương Thủy: Đón Bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh miếu Bà Giàng (14/04)
- Đoàn phim “Kiều” giao lưu với khán giả Huế (14/04)
- Lễ hội điện Huệ Nam trở lại sau 1 năm tạm dừng do COVID-19 (13/04)
-
Nón lá “du hành” cùng Tin Tin
- Garden Chill - Khu vườn trên sông
- Lễ hội điện Huệ Nam trở lại sau 1 năm tạm dừng do COVID-19
- Cơn bão đã qua
- Học sinh tranh tài cuộc thi sáng tạo mỹ thuật
- Tàng Thơ Lâu, kết nối giá trị quá khứ đến đương đại
- Nhớ nhạc sĩ họ Trịnh qua âm nhạc và hội hoạ
- Triển lãm tranh “Trịnh & những âm ba” sẽ khai mạc vào chiều 1/4
- “Em và Trịnh” có kinh phí 50 tỷ đồng
- Nét đẹp Đồng Khánh – Hai Bà Trưng
-
Mùa nắng tháng Tư
- Lễ hội điện Huệ Nam trở lại sau 1 năm tạm dừng do COVID-19
- Giữ lại dấu xưa cho Long Thọ
- Đoàn phim “Kiều” giao lưu với khán giả Huế
- Garden Chill - Khu vườn trên sông
- Thỏa thuận dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa
- Long lanh “giọt” Trịnh
- Bộ sách giúp hiểu toàn bộ cuộc đời sự nghiệp của L. Cadiere
- Đức “hay nói” của Nguyễn Mậu và bản lĩnh “dám nghe” của Lê Thánh Tông
- Hương Thủy: Đón Bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh miếu Bà Giàng