ClockThứ Năm, 25/06/2020 09:31

Thu hoạch cá mú nghệ nặng 55kg

TTH.VN - Đó là khẳng định của đại diện Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học (ĐH) Huế với Thừa Thiên Huế Online về con cá mú vừa thu hoạch, nặng hơn 55kg tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc.

Khép kín để đảm bảo an toànĐam mê với cá mú khổng lồCá lạ mắc lưới ngư dân

Cá mú "khủng" vừa được thu hoạch

Vừa qua, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế đã thu hoạch cá mú nuôi thử nghiệm tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc từ năm 2015 (Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao công nghệ - Đại học Huế). Lúc đánh bắt được, cá có trọng lượng khoảng 25kg. Đến thời điểm này, sau 3 năm, cá nặng hơn 55kg. Giá bán thương phẩm loài cá này từ 400 – 500.000 đồng/kg.

Theo đại diện Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế cá mú nghệ hay gọi là cá song vua (Epinephelus lanceolatus), tên tiếng Anh là Giant grouper có nghĩa là loài cá khổng lồ trong các loài cá mú “grouper”. Đây là loài cá xương lớn nhất được tìm thấy ở các rạn san hô, là biểu tượng thủy sinh của bang Queensland, Úc. Loài cá này sống ở khắp vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trừ vịnh Ba Tư.

Ở Việt Nam, cá mú nghệ phân bố chủ yếu ở vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, Nam Định, Quảng Trị, vùng biển Cà Mau - Kiên Giang và ở Thừa Thiên Huế nhưng khá ít. Trong tự nhiên, những cá thể lớn có thể dài đến 2,7m và nặng tới vài trăm kilogam, mặc dù có những thông báo chưa được xác nhận cho rằng loài này có thể phát triển tới kích cỡ lớn hơn. Chúng thường sống ở vùng nước nông và ăn nhiều loài thuỷ sinh ở biển, kể cả cá mập nhỏ và rùa biển nhỏ.

Trứng cá mú nghệ

Cá mú nghệ là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế cao, mặc dù là loài cá nước mặn – lợ nhưng cá mú nghệ có khả năng chịu đựng được nước ngọt trong một thời gian khá dài (có thể lên đến hơn 30 ngày). Điển hình vào tháng 11-12 năm 2016, nhiều loài cá nuôi lồng ở khu vực đầm Cầu Hai như cá vẩu, cá dìa… không thể sống sót khi nước ngọt tràn về. Tuy nhiên con cá mú này vẫn sống sót và tăng trưởng cho đến bây giờ.

Cá mú nghệ mà Trung tâm thu hoạch nặng 55kg và đã có trứng. Điều thú vị đối với cá mú nghệ cũng như nhiều loài cá mú khác là sự thay đổi giới tính trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

Đại diện Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế khẳng định, nhiều công trình nghiên cứu trước đó cho rằng cá mú là loài có tập tính chuyển giới tính, thông thường lúc còn nhỏ là cá cái, khi lớn chuyển thành cá đực, tuy nhiều cũng nhiều nghiên cứu cho rằng chúng khởi đầu với giới tính đực và thay đổi thành giới tính cái ở nửa sau của chu kỳ sống, thường là giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên, những loài cá mú khác nhau sẽ có những giai đoạn (tuổi, thời kỳ và khối lượng) chuyển đổi giới tính khác nhau, đối với cá mú nghệ cũng cần có những nghiên cứu về tuổi và khối lượng liên quan đến chuyển đổi giới tính. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài viết về nội tạng cá mú nghệ mà cụ thể là bộ lòng cá mú nghệ là “món ăn được săn đón ở thành thị”.

Tin, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rời chiến trường vẫn là chiến sĩ

Xuất hiện khá muộn so với các Hội Cựu chiến binh (CCB) khác trong Đại Học (ĐH) Huế, nhưng Hội CCB Trường ĐH Luật là cái tên nổi bật trong các hoạt động, phong trào thi đua do Hội CCB ĐH Huế, Hội CCB tỉnh phát động. Làm được điều này do hội là một tập thể đoàn kết, nhất trí, luôn giữ nhiệt huyết của những người từng khoác áo lính.

Rời chiến trường vẫn là chiến sĩ
Giáo dục giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập

Đó là chủ đề của Hội thảo quốc tế văn hóa và giáo dục lần thứ 4 năm 2023 (ICCE 2023) vừa khai mạc sáng 24/11 tại Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học Việt Nam và thế giới.

Giáo dục giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập
Return to top