ClockThứ Ba, 17/05/2022 06:45

Thu hồi dự án chậm tiến độ, đảm bảo môi trường đầu tư

TTH - Giai đoạn từ năm 2016 – 2021, Sở KH&ĐT tham mưu UBND tỉnh thu hồi, chấm dứt hoạt động 62 dự án (DA). Cơ quan quản lý đầu tư đang tiếp tục rà soát, tham mưu UBND tỉnh xem xét, thu hồi đối với các DA chậm tiến độ, không triển khai, đủ điều kiện thu hồi theo quy định của pháp luật...

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công và gói hỗ trợ phục hồi kinh tếHệ lụy từ những dự án treo

Dự án Khu văn hóa đa năng công viên Kim Đồng chậm tiến độ so với cam kết

Chậm tiến độ nhiều năm

Theo Sở KH&ĐT, hiện nay trên toàn tỉnh có 63 DA cần rà soát tiến độ. Trong đó, một số DA chậm tiến độ nhiều năm, như DA Nhà máy chế biến tinh bột sắn huyện A Lưới của Công ty CP Chế biến nông sản A Lưới; Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối Việt Nam của Công ty TNHH MTV Bãi Chuối (Việt Nam); Bệnh viện chuyên khoa Quốc tế Huế của Công ty CP Bệnh viện đa khoa Quốc tế Huế và Nhà máy xi măng Nam Đông của Công ty CP Đầu tư xi măng Nam Đông Việt Song Long…

Một số DA được triển khai tại vị trí được xem như là khu “đất vàng” của TP. Huế, sau khi được phê duyệt quy hoạch, triển khai nhưng lại chậm tiến độ hoặc thi công dang dở nhiều năm. Đơn cử, DA Xây dựng các công trình dịch vụ du lịch, văn phòng, căn hộ cao cấp tại đường Lý Thường Kiệt (TP. Huế) do Công ty CP Đầu tư xây dựng du lịch và phát triển Đất Vàng làm chủ đầu tư (CĐT) có diện tích sử dụng đất gần 7.000m2 với tổng số vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng. DA được UBND tỉnh phê duyệt kết quả bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ năm 2009, đến năm 2014, đã cấp đổi GCNQSDĐ cho Công ty CP Đầu tư xây dựng du lịch và phát triển Đất Vàng. Năm 2017, sau khi hoàn thành các thủ tục đầu tư, xây dựng và thu xếp được nguồn vốn, công ty này đã tổ chức khởi, thi công hoàn thành giai đoạn 1 - phần khối đế (gồm tầng hầm và 5 tầng thuộc khối đế). Tuy nhiên, trong quá trình thi công đã gây nứt, ảnh hưởng một số công trình nhà ở của các hộ dân liền kề.

Do vậy, DA tạm dừng từ tháng 2/2019 theo yêu cầu của Thanh tra Sở Xây dựng để khắc phục hậu quả. Đến tháng 5/2019, CĐT khắc phục xong hậu quả và tiếp tục thi công. Tháng 11/2019, công ty có văn bản đề xuất thay đổi chiều cao tầng của DA từ 17 lên 25 tầng. Tháng 2/2020, Sở Xây dựng có Công văn số 399/SXD-QHKT báo cáo UBND tỉnh rà soát, đề xuất chỉ tiêu quy hoạch trục đường Lý Thường Kiệt. Sau đó, UBND tỉnh có Công văn số 7790/UBND-QHXT chưa xem xét thay đổi chỉ tiêu quy hoạch các công trình trục đường Lý Thường Kiệt.

Từ đó đến nay, DA đã ngưng thực hiện trong thời gian dài để CĐT làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh đã giao Sở TN&MT nghiên cứu nội dung hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai để tham mưu phương án giải quyết và tổ chức giám sát, đôn đốc nhà đầu tư triển khai dự án theo quy định...

Khởi công từ năm 2009, theo kế hoạch sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động từ năm 2011, DA Nhà máy xi măng Nam Đông (Thượng Quảng, Nam Đông) có diện tích khoảng 40ha, do Công ty CP Đầu tư xi măng Nam Đông - Việt Song Long làm CĐT với tổng vốn lên đến 4.437 tỷ đồng, đã “đắp chiếu” 13 năm nay trong khi người dân trong khu vực thiếu đất sản xuất.

Theo Sở KH&ĐT, sau khi triển khai xây dựng, CĐT đã thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) và xây dựng một số hạng mục, cơ sở hạ tầng như nhà quản lý. Sau đó, DA chậm tiến độ nên nhà đầu tư đề xuất gia hạn tiến độ vào tháng 5/2010 và được UBND tỉnh đồng ý. Năm 2013, Chính phủ ban hành công văn về việc rà soát, điều chỉnh tiến độ các DA xi măng theo quy hoạch. Trong đó, DA này được giãn tiến độ sang giai đoạn sau năm 2015.

Năm 2014, Chính phủ ban hành Công văn 1592/TTg-KTN về việc rà soát các DA đầu tư xây dựng nhà máy xi măng trong quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam, theo đó hoãn triển khai DA Nhà máy xi măng Nam Đông. Đến năm 2019, UBND tỉnh đã có Tờ trình 1072/TTr-UBND gửi Thủ tướng về việc đề nghị tiếp tục thực hiện đầu tư DA Nhà máy xi măng Nam Đông. Theo Thông báo kết luận 212/TB-VPCP năm 2019, DA này trong trường hợp xem xét tiếp tục triển khai thì phải được rà soát tiến độ, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, công nghệ và đảm bảo các điều kiện cần thiết khác.

Nâng cao chất lượng môi trường đầu tư

Theo Sở KH&ĐT, hiện đơn vị đang phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp tục rà soát cơ sở pháp lý, các khó khăn, vướng mắc đối với các DA chậm tiến độ trên địa bàn, khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ báo báo UBND tỉnh xem xét, thu hồi, chấm dứt hoạt động DA đảm bảo theo quy định. Việc rà soát, thu hồi các DA chậm tiến độ nhằm nâng cao chất lượng môi trường đầu tư của tỉnh, đôn đốc tiến độ triển khai các DA, tăng niềm tin của người dân và DN trong việc quản lý Nhà nước đối với các DA đầu tư trên địa bàn và tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư để thu hút các nhà đầu tư có năng lực xem xét cơ hội đầu tư tại tỉnh.

Ông Phan Quốc Sơn, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT đánh giá, ngoài công tác GPMB, nguyên nhân dẫn đến các DA chậm tiến độ là do một số nhà đầu tư khi đề xuất đầu tư chưa nắm rõ quy trình, thủ tục trong quá trình triển khai DA nên đề xuất tiến độ chưa phù hợp, dẫn đến nhiều DA chậm tiến độ, phải điều chỉnh tiến độ thực hiện nhiều lần; một số nhà đầu tư chưa đủ kinh nghiệm và năng lực triển khai so với DA đề xuất.

Thủ tục đầu tư triển khai DA nằm ở nhiều văn bản pháp luật liên quan khác nhau và có nhiều thay đổi, điều chỉnh (như quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, kinh doanh, an ninh quốc phòng…); một số văn bản hướng dẫn luật, nghị định... ban hành chưa kịp thời hoặc chưa được ban hành nên việc thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước trong đầu tư còn gặp một số khó khăn, vướng mắc.

Diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 kéo dài từ cuối năm 2019 đến nay làm ảnh hưởng chung đến tiến độ, tình hình triển khai DA đầu tư, đặc biệt trong việc mua sắm máy móc, thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn vay do suy thoái kinh tế.

Sở KH&ĐT phối hợp các sở ngành, địa phương đã thực hiện đồng bộ các các giải pháp như nâng cao việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các DA đầu tư trên địa bàn, báo cáo HĐND tỉnh, UBND tỉnh các khó khăn, vướng mắc để kịp thời hỗ trợ, giải quyết; kiên quyết xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, sử dụng đất đối với các nhà đầu tư không thực hiện DA theo đúng nội dung cam kết đầu tư, làm căn cứ xử lý ở những giai đoạn tiếp theo đảm bảo đúng quy định.

Trên toàn tỉnh đang triển khai 324 DA, với tổng vốn đầu tư hơn 231 nghìn tỷ đồng. UBND tỉnh tăng cường thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực tỉnh có tiềm năng, thế mạnh và đang cần kêu gọi đầu tư như du lịch, phát triển đô thị xanh, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, công nghệ thông tin, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và bền vững. Hạn chế các DA đầu tư sử dụng nhiều tài nguyên đất, rừng, nguồn nước và các tài nguyên thiên nhiên khác ảnh hưởng môi trường; không khuyến khích triển khai các DA đầu tư làm hủy hoại cảnh quan, môi trường sinh thái…

Bài, ảnh: Hà Nguyên - Mạnh Dũng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công

Hiện tại khối lượng thi công của một số gói thầu thuộc Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế còn hạn chế. Ban Quản lý dự án (QLDA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế yêu cầu toàn bộ các nhà thầu tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tăng cường nhân, vật lực, tăng mũi thi công, tăng ca để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công
Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường
Ra quân làm sạch môi trường tại Phong Điền, A Lưới

Chiều 17/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh phát động chiến dịch “Hãy làm sạch biển” và đồng loạt ra quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh - Hãy làm sạch biển năm 2024 tại bãi tắm thôn Tân Bội, xã Điền Lộc (huyện Phong Điền).

Ra quân làm sạch môi trường tại Phong Điền, A Lưới
Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn

Nhà máy xử lý rác Phú Sơn (xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng, với kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng. Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động cuối tháng 1/2024, góp phần rất quan trọng giải bài toán đầu ra cho việc xử lý rác thải hiệu quả và đảm bảo môi trường ở Thừa Thiên Huế - vấn đề nhức nhối của địa phương khi các bãi chôn lấp rác ở Thủy Phương đã đầy và cuộc sống người dân bị đảo lộn bởi mùi hôi thối từ các hố chôn lấp.

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn

TIN MỚI

Return to top