Thu không đủ chi, trường tư lao đao
TTH - Cứ mỗi mùa khai giảng, không khí tựu trường ở các địa chỉ giáo dục tư thục lại rộn ràng. Nhưng rồi, đằng sau đó là nỗi âu lo nặng trĩu của những người trong cuộc…
Chưa “quen” với tư thục
Cách đây khoảng 20 năm, hệ thống công lập lúng túng vì sĩ số học sinh tăng nhanh. Trước áp lực bảo vệ quyền được đến trường của con em, một loạt trường bán công ra đời. Đầu tiên là Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, liên tiếp sau đó là Bùi Thị Xuân, Đặng Trần Côn , Đống Đa… Trước “thị trường” giáo dục đầy triển vọng, một loạt trường tư thục, dân lập cũng lần lượt ra đời. Bậc trung học phổ thông có Thế hệ Mới, Nguyễn Trãi, Huế Star... gần đây là Chi Lăng. THCS, tiểu học tư thục với nhiều quy mô cấp bậc và có tính quốc tế, như Phượng Hoàng, Ý Tưởng...
![]() |
Thầy trò Trường Chi Lăng trong ngày khai giảng (ảnh chỉ mang tính minh họa) |
Ngày vui ngắn chẳng tày gang. Sau một thời gian không dài, không khí nhộn nhịp ngày tuyển sinh của các trường tư thục nhanh chóng thay bằng sự đìu hiu. Trường Ý Tưởng thay đổi người quản lý, tưởng như sẽ có sự đổi mới nhưng rồi cũng không cầm cự nổi khi nhiều năm liên tiếp không cân đối nổi thu chi. Hai năm 2013-2014 và 2014-2015, công tác tuyển sinh của các trường tư thục càng khó khăn hơn, có năm THPT Chi Lăng chỉ tuyển được hơn 20 học sinh. Huế Star, một thương hiệu mạnh trong làng giáo dục tư thục cũng rơi vào những khó khăn chung này.
Ngoài nguyên nhân dân số giảm, trường công phát triển nhanh thì học sinh, phụ huynh không “mặn mà” với tư thục đầu tiên là do thói quen học trường công và vì niềm tin vào trường công trong cộng đồng cao. Thứ hai, do học phí trường tư cao hơn mặt bằng kinh tế chung. Hai lý do trên khiến chất lượng đầu vào trường tư thấp; hệ lụy là chất lượng học sinh trường tư không làm phụ huynh và học sinh yên tâm.
Năm học 2014-2015, toàn tỉnh có các địa chỉ giáo dục tư thục là Huế Star, Chi Lăng, Trần Hưng Đạo (Huế) và Thế Hệ Mới (Phú Lộc). Trong khi đó, ra đời năm 2007, nhưng sau 6 năm hoạt động, năm 2013 Trường Nguyễn Trãi (Hương Thủy) đã đóng cửa. |
Đây cũng là những khó khăn của hệ thống bán công, song trường bán công được lựa chọn ra tư thục hay vào công lập và đều chuyển đổi thành trường công lập. Song hành với bán công nhưng hệ thống dân lập theo quy định mới mang tên chính thức là tư thục, không dễ “đổi đời” vì vốn đầu tư của tư nhân, hoạt động theo hình thức kinh doanh, trường càng hiện đại, CSVC càng khang trang, trang thiết bị càng đầy đủ thì học phí càng cao. Môi trường giáo dục quốc tế mà Huế Star và Chi Lăng cũng như các địa chỉ khác mời chào không thu hút được học sinh diện rộng, trái lại trở thành những địa chỉ của những học sinh không vào được trường công là chính. Năm học 2014-2015, Trường Huế Star chỉ tuyển được 30 học sinh khối 10, 10 học sinh khối 6, Chi Lăng tuyển 22 và Trường Trần Hưng Đạo tuyển được 127 học sinh.
Khó trong tuyển sinh
Thầy Vệ Văn Lẫm, Hiệu trưởng Trường THPT Huế Star cho biết, những năm trước, trường có học sinh từ Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Hà Nội, Kon Tum, Gia Lai, Tây Ninh và khá nhiều em từ Lào được gửi về nhập học. Nhưng nay một số ra trường, nhiều em chuyển trường gần hết. Với đầu vào như vậy, công tác giáo dục của hệ thống tư thục thật sự khó khăn. Ở Trường THPT Trần Hưng Đạo, phương án giải tán trường được đặt ra… Hiện, trường đang khá lúng túng khi một bộ phận cổ đông nản chí, muốn thay đổi mục tiêu hoạt động hoặc tìm nhà đầu tư lớn... Với 1.700 học sinh học theo hướng giáo dục toàn diện, hiện Trường Trần Hưng Đạo duy trì tổng học sinh chỉ mấy trăm em. Cũng vậy, Trường THPT Huế Star hiện thuộc sự quản lý của Tập đoàn Vicoland. Những “ông chủ mới” khá sốt sắng với việc vực lại ngôi trường từng được đầu tư mạnh về CSVC, trang thiết bị theo định hướng xây dựng thành trường quốc tế. Trường THPT Chi Lăng hiện có chưa đến 200 học sinh, lớp 11 còn 18 em, khối 12 có 65 em…
Nguyên nhân khiến hệ thống trường tư đứng trước nguy cơ tan rã là do đầu tư lớn nhưng thu vào lại quá thấp. Kinh doanh chưa đạt yêu cầu nên tái đầu tư để hoàn thiện các hạng mục tiếp theo của hầu hết các trường không đảm bảo. Trường Trần Hưng Đạo, sau 10 năm hoạt động, vẫn còn 6-7 hạng mục được dự định xây dựng trong 5 năm đầu không tiến hành được. Trường THPT Chi Lăng đã khởi động đầu tư vào khu đất quy hoạch xây trường tại An Vân Dương, nhưng đến nay vẫn “học nhờ” cơ sở của tiểu học Chi Lăng. Ở Huế Star, những hạng mục theo chuẩn quốc tế khó thực hiện …Về nhân sự, do hoạt động của trường tư bấp bênh nên không chỉ không mời được giáo viên người nước ngoài mà còn không níu giữ được giáo viên giỏi. Thầy Lẫm cho biết, hàng năm Huế Star luôn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nhưng “đủ lông, đủ cánh” họ lại vào công lập. Là đơn vị kinh doanh, dù là kinh doanh đặc biệt thì Hội đồng quản trị của các trường tư thục có thể thay đổi. Một số công đoạn phát triển vì thế không có tính kế thừa. Khối tư thục đang cần có những hội nghị, hội thảo chuyên sâu vào mục tiêu phát triển của tư thục nhưng chưa ai đứng ra tổ chức. Khi thành công thì thôi, khi khó khăn như khó khăn về công tác tuyển sinh chẳng hạn các trường đều lúng túng.
Gần đây, ngành giáo dục đã quan tâm cân đối chỉ tiêu để các trường tư thục có học sinh. Nhưng việc học sinh, phụ huynh có chọn các địa chỉ này hay không lại hoàn toàn dựa vào sức hút thương hiệu, cách làm của mỗi trường.
Hương Giang
- Tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022 (04/07)
- Tuyển sinh đại học 2022: “Khởi động” cùng thí sinh (03/07)
- Rớt trường công, hàng nghìn học sinh chọn học trường nghề (02/07)
- Trường ĐH Nông Lâm trao bằng cho 652 tân kỹ sư và bác sĩ thú y (01/07)
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế (01/07)
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng (01/07)
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 (30/06)
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm (30/06)
-
Tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Ngày hội áo dài cộng đồng dành cho học sinh tiểu học
- Trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM của hai bạn trẻ
- Trắc trở khi phổ cập bơi cho học sinh
- Môn chính và môn phụ
- Thi tốt nghiệp THPT 2022: Tổ hợp khoa học xã hội chiếm ưu thế
- Không thể thả nổi giá sách giáo khoa
-
Trường ĐH Nông Lâm trao bằng cho 652 tân kỹ sư và bác sĩ thú y
- “Cửa’’ vẫn rộng cho học sinh trượt lớp 10 công lập
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Đào tạo theo đơn đặt hàng doanh nghiệp: Hiệu quả nhưng chưa thể nhân rộng
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022