ClockThứ Bảy, 20/09/2014 16:10

Thu nhỏ, chi lớn

TTH - Tuy nói rằng thu phí bảo vệ môi trường (BVMT) nước thải sinh hoạt nhằm phục vụ đầu tư hệ thống thoát nước thải đảm bảo môi trường sống cho người dân, nhưng nguồn thu này còn quá nhỏ so với thực chi và nhu cầu chi cho hoạt động này. Bởi để xây được một công trình thoát nước đồng bộ, quy mô cần hàng chục, hàng trăm tỷ đồng.

Xử lý gián tiếp

Hiện, ngoại trừ một số khu quy hoạch dân cư được đầu tư hạ tầng đồng bộ có hệ thống thoát nước thải hay một số tuyến đường trước đây được các dự án nước ngoài hỗ trợ đầu tư, còn lại nhiều tuyến đường chính và tuyến kiệt hầu như không có hệ thống thoát nước thải. Nhiều nơi, nước thải sinh hoạt được thải chung cùng hệ thống thoát nước mặt, nước mưa. Trước mùa mưa bão, đơn vị chuyên trách phải tiến hành nạo vét bùn đất, cặn bã, nếu không sẽ gây tắc ứ, ngập lụt cục bộ khi có mưa lớn. Về tuyến huyện lại càng không. Nhà nào có điều kiện thì xây hầm rút rồi tự thấm xuống đất hoặc thẩm thấu đi đâu không biết; nhà nào không có hầm rút thì thải trực tiếp ra mặt đất.
Nhiều khu dân cư ở T.P Huế, nước thải sinh hoạt vẫn được xả trực tiếp ra mặt đường
Nhiều người dân thắc mắc vì sao việc thu phí BVMT nước thải sinh hoạt được thực hiện nhưng hệ thống thoát nước không được đầu tư xây dựng: Theo lý giải của một số cơ quan chức năng, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Do đó, người dân khi thải nước thải ra môi trường thì phải trả phí là đương nhiên. Và việc thu phí này được thực hiện đúng quy định, phù hợp với điều kiện của người dân. Tuy hiện nay các địa phương, nhất là ở khu vực đô thị vẫn chưa có hệ thống thoát nước thải để phục vụ thoát nước thải sinh hoạt đảm bảo, nhưng nhìn gián tiếp, nguồn thu này vẫn được phục vụ để xử lý các khu vực ô nhiễm do nước thải sinh hoạt gây ra như nạo vét, khơi thông các ao, hồ, mương, cống, xử lý ô nhiễm nguồn nước trên các dòng sông... Những hoạt động này cũng được xem là gián tiếp xử lý nguồn ô nhiễm theo diện rộng.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Đại Vui, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho rằng, nằm trong nguồn ngân sách chung được cấp về, phát hiện điểm nào có ô nhiễm thì huyện tính toán và bố trí để xử lý trực tiếp. Việc đầu tư hệ thống thoát nước thải sinh hoạt cho khu vực dân cư chưa bức bách, nhưng về lâu dài, khi phát triển thành đô thị lớn thì điều này cần được tính đến.
 
Nhu cầu chi lớn
Một số tuyến đường, khu quy hoạch được đầu tư mương thoát nước thải đồng bộ
Anh Hồ Đặng Xuân Lâm, Trưởng Phòng Dịch vụ- Khách hàng Công ty TNHH NNMTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế cho biết, công ty chỉ là đơn vị thu hộ và nộp cho ngân sách tỉnh phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt. Phí BVMT nước thải sinh hoạt được tính bằng 10% giá trị tiền nước sinh hoạt trên mỗi hóa đơn sử dụng và áp dụng thu đối với những hộ dân ở khu vực đô thị, tức hiện đang được thu đối với hộ dân ở T.P Huế và các phường, thị trấn của các huyện, thị xã. Trong số tiền từ 10% này, đơn vị thu hộ được trích lại 4% để trang trải cho hoạt động đi thu.
Hệ thống thoát nước chung của TP Huế khoảng 100 km đường cống hỗn hợp và khoảng 50 km là sông, ao, hồ. Tất cả chỉ mới đáp ứng được 25-30% yêu cầu thoát nước trên địa bàn T.P.
Hằng năm, khoản thu từ phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt được nhập chung vào các khoản thu khác và được Sở Tài chính điều hòa chi lồng ghép vào các chương trình, hoạt động về từng địa phương nên số thu thì nắm được, còn số chi cụ thể không thể thống kê được. Theo thống kê của Sở Tài chính, nguồn thu phí BVMT nước thải sinh hoạt năm 2010 là 7,1 tỷ đồng; năm 2011 là 8,9 tỷ đồng; năm 2012 là 10,5 tỷ đồng; năm 2013 là 16 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2014 hơn 8,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, sắp tới, số thu này sẽ giảm do kể từ đầu tháng 8 năm nay, 30 đơn vị sản xuất kinh doanh có lượng nước tiêu thụ lớn do Sở Tài nguyên và Môi trường thu phí theo phí BVMT đối với nước thải công nghiệp.
Thực tế, hầu hết các dự án liên quan đến đầu tư hạ tầng thoát nước thải, chứ chưa nói đến hệ thống xử lý đòi hỏi nguồn kinh phí khá lớn. Khoản thu này chỉ hỗ trợ một phần nhỏ bé vào việc đầu tư hệ thống thoát nước đảm bảo. Những năm qua, nhiều công trình thoát nước thải trên địa bàn T.P Huế nhờ huy động nguồn hỗ trợ từ các tổ chức của Pháp, Bỉ, Nhật Bản... với kinh phí từ hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng mới có thể xây dựng và đảm bảo thoát nước thải cho khu vực dân cư. Đơn cử dự án cải thiện môi trường nước toàn T.P Huế giai đoạn 1 đang được triển khai để thoát nước và xử lý nước thải khu vực phía Nam thành phố có kinh phí hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó tổ chức JICA tài trợ hơn 2,7 tỷ đồng.
Trong điều kiện còn khó khăn vì cần phải chi rất nhiều khoản, nhưng chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường luôn được tỉnh quan tâm. Dù trực tiếp hay gián tiếp, xét tổng thể chung, việc giữ được môi trường như hiện nay là một nỗ lực rất lớn của các ngành, các cấp, một cán bộ chuyên môn khẳng định. Tuy nhiên, theo chúng tôi cần phải dành nguồn lực ưu tiên giải quyết một số tuyến đường có mức độ nước thải ứ đọng lớn, để từng bước hoàn chỉnh hệ thống thoát nước thải, hạn chế ô nhiễm môi trường như từng xảy ra.
Bài, ảnh: Hoài Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top