ClockThứ Tư, 04/11/2015 15:02

Thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy đến hết năm nay

TTH - Vừa qua, khá nhiều bạn đọc điện thoại đến đường dây nóng Báo Thừa Thiên Huế thắc mắc vì sao các địa phương trong tỉnh vẫn triển khai thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy?
Tạm dừng thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy trên phạm vi cả nước từ ngày 1/1/2016

Theo thông tin chúng tôi chúng tôi biết được, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9/2015, các thành viên Chính phủ đã nhất trí với đề xuất tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô (xe gắn máy) trên phạm vi cả nước từ ngày 1/1/2016. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, các địa phương nếu chưa thu phí vẫn phải thu theo đúng quy định. 

Việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe gắn máy trên địa bàn tỉnh được triển khai hơn 2 năm nay với mức từ 50-70.000 đồng áp dụng cho xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 100cm³ và 100-120.000 đồng cho xe có dung tích xi lanh trên 100cm³. Theo số liệu từ Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh, năm 2013 thu phí bảo trì đường bộ đối với xe gắn máy toàn tỉnh là 13.321.207.000 đồng, năm 2014 thu được 7.523.527.000 đồng. Từ đầu năm đến tháng 9/2015 mới thu được 1.438.055.000 đồng. TP Huế là địa phương thu được số tiền lớn nhất. Đối với hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh trích lại 10% số tiền, TP Huế 50%, các huyện thị còn lại là 20 %. Số phí còn lại được nộp vào ngân sách của UBND các huyện, thị, TP để sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường giao thông.

Ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính (Sở Giao thông Vận tải) khẳng định: “Theo chủ trương, việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe gắn máy vẫn sẽ phải triển khai cho đến hết năm nay”. Cũng theo ông Thành, trong thời gian qua, không chỉ ở tỉnh mà nhiều tỉnh thành đều có ý kiến xung quanh vấn đề này, bởi việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy hiệu quả không cao.

Như vậy, việc các địa phương vẫn tiếp tục thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy trong năm 2015 này là đúng. Song theo chúng tôi, các cơ quan có thẩm quyền cần phải tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ này một cách đồng bộ và công bằng. Bởi thực tế có nhiều địa phương đang tập trung thu loại phí này nhưng nhiều địa phương lại không quan tâm chỉ đạo. Trong một phường, xã có hộ thu, hộ lại không thu khiến nhiều người dân bức xúc phản ứng.

L.Thọ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long

Nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu, An ninh nội địa Công an Nhân dân (18/4/1946 - 18/4/2024), Đoàn Thanh niên Phòng Tham mưu, Đoàn Thanh niên Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cơ sở.

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long
Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023. Sau hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn nhanh về các kết quả này, cũng như những tồn tại, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

TIN MỚI

Return to top