ClockThứ Bảy, 19/11/2016 12:05

Thu thập thông tin dân cư: Kinh nghiệm từ Vĩnh Ninh

TTH - Triển khai thực hiện Nghị định 90/CP “Quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”, phường Vĩnh Ninh - TP. Huế được chọn là địa phương làm điểm của TP. Huế. Đến nay, việc thu thập thông tin dân cư trên địa bàn phường cơ bản đã hoàn thành với nhiều kinh nghiệm hay.

Ngay sau khi có kế hoạch triển khai thu thập thông tin dân cư (TTTTDC), phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC) của cấp trên, Công an phường Vĩnh Ninh khẩn trương xây dựng các phương án để thực hiện hiệu quả. Đối tượng thu thập thông tin bao gồm: Tất cả nhân khẩu được đăng ký thường trú trên địa bàn, thu thập thông tin từ 21 trường học đóng trên địa bàn phường theo quy định và thu thập thông tin các trường hợp có sai lệch giữa các giấy tờ liên quan. Để việc triển khai đạt hiệu quả và khẩn trương, các cảnh sát khu vực được giao nhiệm vụ trực tiếp chịu trách nhiệm việc TTTTDC trên địa bàn mình phụ trách, phối hợp với tư pháp phường và Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an TP. Huế) tiến hành đối chiếu thông tin dân cư để điều chỉnh số có sai lệch.

Việc TTTTDC tại Vĩnh Ninh được bắt đầu từ việc tập huấn cho lực lượng cốt cán tại 15 tổ dân phố, đồng thời tổ chức họp dân trên toàn phường. Phường Vĩnh Ninh hiện có 2.048 hộ, 8.139 khẩu. Trong đó, số nhân, hộ khẩu đăng ký thường trú thực tế cư trú là 1.608 hộ, 6.334 khẩu (440 hộ, 1805 khẩu có đăng ký thường trú nhưng không sinh sống trên địa bàn phường do nằm trong khu vực giải tỏa, hoặc chuyển đến sống ở nơi khác nhưng không cắt hộ khẩu). Đến nay, Công an phường đã tiến hành TTTTDC của 100% nhân, hộ khẩu đang cư trú và sinh sống trên địa bàn. Qua thu thập, đã kiểm tra, phát hiện 21 trường hợp sai lệch thông tin giữa hộ khẩu, CMND, giấy khai sinh và giấy tờ khác có liên quan; 36 trường hợp có khai sinh nhưng chưa nhập hộ khẩu, 51 trường hợp chưa xóa thường trú và 30 trường hợp chưa được đăng ký thường trú. Tất cả những trường hợp này đều được công an phường kiểm tra, xác minh và nhanh chóng giải quyết thỏa đáng theo quy định của pháp luật. Riêng những người thực tế không còn sinh sống trên địa bàn nhưng vẫn đăng ký tạm trú chính là một trong những khó khăn, vướng mắc lớn nhất trong việc tiến hành TTTTDC, bởi có nhiều trường hợp đến nay vẫn chưa tìm được tung tích về họ. Để giải quyết vấn đề này, Công an phường đang tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành TTTTDC trong thời gian sớm nhất.

Sau thời gian triển khai thực hiện, Công an phường Vĩnh Ninh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ TTTTDC theo Nghị định 90/CP. Thiếu tá Lương Thị Mai Hương, Phó Trưởng Công an phường Vĩnh Ninh chia sẻ một số kinh nghiệm thiết thực sau quá trình triển khai làm điểm đó là, phải kết hợp chặt chẽ công tác TTTTDC với việc chấn chỉnh trong công tác đăng ký quản lý cư trú. Đối với những trường hợp có đăng ký thường trú nhưng không cư trú thực tế trên địa bàn cần phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể quan tâm, sớm xác minh thông tin liên quan. Những trường hợp trở về địa phương làm các thủ tục thì kết hợp việc kê khai thông tin dân cư. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng kê khai sai phiếu quá nhiều gây tốn kém, lãng phí, mất thời gian, công sức, trong mỗi hộ gia đình nên chọn một người có khả năng tiếp thu, ghi chép tốt để hướng dẫn kê khai một phiếu hoàn chỉnh, sau đó hướng dẫn lại hoặc kê khai cho những người khác trong gia đình.

HÀ TÂM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Trao đổi kinh nghiệm chi trả giảm phát thải khí nhà kính

Từ ngày 19-21/3, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh đón đoàn công tác Quỹ BV&PTR tỉnh Hà Tĩnh đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA).

Trao đổi kinh nghiệm chi trả giảm phát thải khí nhà kính
Return to top