Thế giới

Thủ tướng Ấn Độ kêu gọi thúc đẩy hợp tác quốc tế về an ninh hàng hải

ClockThứ Hai, 09/08/2021 15:21
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi HĐBA thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện đối với an ninh hàng hải, đồng thời chống lại các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống.

ARF kêu gọi duy trì an ninh và tự do hàng hải tại Biển ĐôngASEAN, Trung Quốc bàn COC, đề cập diễn biến phức tạp ở Biển ĐôngTầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ASEAN: Cơ hội đối với CanadaViệt Nam và Hoa Kỳ tăng cường quan hệ đối tác toàn diệnMỹ tuyên bố tiếp tục tuần tra tự do hàng hải tại Biển Đông

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong bài phát biểu tại thủ đô New Delhi. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chủ trì cuộc thảo luận mở cấp cao tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc với chủ đề "Tăng cường an ninh hàng hải-thúc đẩy hợp tác quốc tế" diễn ra trong ngày 9/8 dưới hình thức trực tuyến.

Cuộc thảo luận có sự tham dự của một số lãnh đạo nhà nước và chính phủ các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, các chuyên gia cấp cao của Liên Hiệp quốc và các tổ chức khu vực quan trọng.

Cuộc thảo luận mở tập trung trao đổi các cách thức để chống lại tội phạm và đảm bảo ninh hàng hải một cách hiệu quả, tăng cường phối hợp trong lĩnh vực hàng hải trong thời gian tới.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc đã thảo luận và thông qua các nghị quyết về lĩnh vực khác nhau liên quan đến an ninh hàng hải và tội phạm hàng hải.

Tuy nhiên, đây là diễn đàn đầu tiên về an ninh hàng hải được thảo luận một cách tổng thể như một nội dung chuyên đề quan trọng, chính trong chương trình nghị sự và ở cấp lãnh đạo cao cấp của Hội đồng Bảo an.

Ấn Độ cho rằng không một quốc gia nào có thể giải quyết các khía cạnh đa dạng của an ninh hàng hải và điều quan trọng là phải xem xét chủ đề này một cách tổng thể trong Hội đồng Bảo an.

Một cách tiếp cận toàn diện đối với an ninh hàng hải cần được thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động hàng hải hợp pháp, đồng thời chống lại các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống trong lĩnh vực hàng hải.

Ngoài ra, các đại dương đã đóng một phần quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước Ấn Độ.

Dựa trên đặc tính văn minh của đất nước coi biển là động lực của hòa bình và thịnh vượng chung, Thủ tướng Modi đã đưa ra tầm nhìn của SAGAR (An ninh và Tăng trưởng cho tất cả mọi người trong Khu vực) năm 2015.

Tầm nhìn này tập trung vào các biện pháp hợp tác để sử dụng bền vững các đại dương và cung cấp khuôn khổ cho một lĩnh vực hàng hải an ninh, an toàn và ổn định trong khu vực.

Năm 2019, tại Hội nghị cấp cao Đông Á, sáng kiến này đã được tiếp tục xây dựng thông qua Sáng kiến Đại dương Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với trọng tâm là bảy trụ cột của an ninh hàng hải bao gồm hệ sinh thái; tài nguyên; nâng cao năng lực và chia sẻ nguồn lực; giảm thiểu và quản lý rủi ro thiên tai; khoa học, công nghệ; kết nối thương mại và vận tải hàng hải.

Ông Modi là Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên chủ trì một cuộc thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc. Sự kiện này được truyền hình trực tiếp trên trang web của Hội đồng Bảo an.

Ấn Độ đã bắt đầu đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc và sẽ tổ chức các cuộc thảo luận tập trung vào lĩnh vực an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình và chống khủng bố trong tháng 8/2021.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Ấn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo

Ấn Độ có thể “thúc đẩy đáng kể” quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng sạch hơn, nếu yêu cầu gia nhập Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) của nước này được chấp thuận, Đại sứ Ấn Độ tại Pháp Jawed Ashraf nói với Tạp chí Nikkei Asia trong một cuộc phỏng vấn ngày 16/2.

Ấn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo
Return to top