Thế giới Thế giới
Thủ tướng Anh cảnh báo nguy cơ cao không đạt thỏa thuận với EU
Mặc dù thời hạn chót về đàm phán vẫn chưa đến nhưng khả năng đạt được đột phá là rất thấp, do Nội các Anh coi dự thảo thỏa thuận mà EU đưa ra là “không thể chấp nhận được."
Thủ tướng Anh Boris Johnson. (Ảnh: THX/TTXVN)
Phóng viên TTXVN tại Anh dẫn lời Thủ tướng nước này Boris Johnson ngày 10/12 cho biết, nhiều khả năng London và Liên minh châu Âu (EU) sẽ không đạt được thoả thuận thương mại hậu Brexit.
Tuy nhiên, ông Johnson cam kết sẽ làm hết sức mình để ngăn chặn tình trạng lộn xộn có thể xảy ra khi hai bên kết thúc thời kỳ chuyển tiếp vào ngày 31/12 tới.
Nhà lãnh đạo Anh đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh hai bên đã nhất trí chọn ngày 13/12 để đưa ra quyết định cuối cùng cho việc đàm phán thỏa thuận hậu Brexit.
Mặc dù thời hạn này vẫn chưa đến nhưng khả năng đạt được đột phá là rất thấp, do Nội các Anh coi dự thảo thỏa thuận mà EU đưa ra là “không thể chấp nhận được”.
Hiện hai bên vẫn bất đồng về 3 nội dung cốt lõi về quyền đánh bắt cá, sân chơi bình đẳng và giải quyết tranh chấp.
Trong dự thảo mới nhất đưa ra ngày 10/12, EU muốn hai bên tiếp tục vào đánh bắt cá trong vùng biển của nhau trong 12 tháng, bắt đầu từ ngày 1/1/2021, đồng thời duy trì dịch vụ đường không, đường bộ, vận chuyển hàng hóa trong vòng 6 tháng cũng từ thời hạn trên. Tuy nhiên, phía London không chấp nhận.
Đánh giá về viễn cảnh quan hệ song phương trong trường hợp Brexit không thỏa thuận, Thủ tướng Johnson cho rằng hai bên sẽ đi theo mô hình giữa EU và Australia nhiều hơn là EU và Canada.
Bởi khi đó, cũng như Australia, Anh không có một thỏa thuận thương mại toàn diện với EU nên phần lớn hoạt động giao thương đều bị áp thuế. Điểm mấu chốt là giá trị trao đổi thương mại giữa EU với Anh lớn hơn nhiều với Australia.
Vì thế, để không bỏ lỡ cơ hội cuối cùng, Thủ tướng Johnson khẳng định ông sẵn sàng đến Đức, Pháp và Bỉ để thương thuyết với mong muốn hai bên sẽ đạt được thỏa thuận./.
Theo Vietnam+
- “Mê” trà sữa, Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD/năm, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực (17/08)
- Dữ liệu lớn sẽ mang lại lợi ích hơn 100 tỷ USD cho Đông Nam Á (17/08)
- Bộ Phát triển Kinh tế Nga nâng dự báo khả quan với nền kinh tế (17/08)
- Thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong quan hệ Việt Nam-Lào (17/08)
- Apple Watch và MacBook sẽ lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam (17/08)
- Cuba cho phép nước ngoài đầu tư vào bán buôn, bán lẻ sau 60 năm (17/08)
- Trung Quốc công bố nhiều khoản hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh (16/08)
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác (16/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Bệnh đậu mùa khỉ: Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi
- Bảng xếp hạng chỉ số tự tin du lịch của châu Á - Thái Bình Dương
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát