Thế giới Thế giới
Thủ tướng Anh có thể đồng ý trưng cầu ý dân lần 2 để cứu Brexit
Đây là một trong những “giới hạn đỏ” mà Thủ tướng Theresa May từng kiên quyết không nhượng bộ trong suốt quá trình đàm phán kéo dài hơn 2 năm qua.
Hai ngày trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (23/5-26/5), Thủ tướng Theresa May thông báo một loạt thỏa hiệp mà bà có thể chấp nhận nhằm cứu vãn tiến trình Brexit đang lâm vào bế tắc. Đáng chú ý trong số này có khả năng về một cuộc trưng cầu ý dân lần 2 và việc tạm thời giữ nước Anh ở lại liên minh hải quan với Liên minh châu Âu. Đây đều là những “giới hạn đỏ” mà vị nữ Thủ tướng Anh từng kiên quyết không nhượng bộ trong suốt quá trình đàm phán kéo dài hơn 2 năm qua.
Thủ tướng Theresa May. Ảnh: Axios
Thủ tướng Theresa May ngày 21/5 một lần nữa kêu gọi sự ủng hộ của các nghị sĩ đối với thỏa thuận “chia tay” giữa Anh và Liên minh châu Âu, hay còn gọi là Brexit. Theo bà, đây là cơ hội cuối cùng nhằm hiện thực hóa mong muốn của người dân Anh.
Không giống với 3 lần bỏ phiếu trước đó, cuộc bỏ phiếu tại Nghị viên mà Thủ tướng Theresa May kêu gọi vào đầu tháng 6 tới là nhằm thông qua dự luật về Brexit, trong đó ấn định các thể thức pháp lý của việc chia tay, chứ không phải là về thỏa thuận. Theo Thủ tướng Theresa May, nếu các nghị sĩ thông qua dự luật, bà có thể thúc đẩy một cuộc trưng cầu ý dân lần 2 về Brexit, cũng như việc tạm thời giữ nước Anh ở lại liên minh hải quan với Liên minh châu Âu. Ngoài ra, vị nữ lãnh đạo đảng Bảo thủ cũng cam kết đảm bảo quyền lợi của người lao động và các tiêu chuẩn về môi trường theo yêu cầu của Công đảng đối lập.
“Tôi đã nỗ lực làm mọi việc có thể nhằm thúc đẩy thông qua thỏa thuận. Quả thực ban đầu tôi chỉ đơn giản nghĩ sẽ đạt được điều này chủ yếu nhờ vào lá phiếu của các nghị sĩ Bảo thủ và đảng Dân chủ hợp nhất. Tuy nhiên giờ đây tôi đã cố gắng đưa ra những thay đổi theo yêu cầu của các nghị sĩ và thậm chí là sẵn sàng rời nhiệm sở sớm hơn dự kiến”, bà May nhấn mạnh.
Tuy nhiên, lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn cảnh báo, đảng đối lập chính tại Anh này không thể ủng hộ thỏa thuận Brexit mới của Thủ tướng Theresa May, bởi cho rằng đây chỉ là “phiên bản làm lại” của thỏa thuận tồi tệ trước đó.
“Chúng tôi không thể ủng hộ dự luật này vì về cơ bản đây chỉ là phiên bản làm lại của thỏa thuận tồi tệ trước đó. Không có bất kỳ sự thay đổi cơ bản về liên kết thị trường hay liên minh hải quan, cũng như bảo vệ những đặc quyền của người tiêu dùng và đơn giản là chất lượng thực phẩm mà chúng ta sẽ ăn trong tương lai. Nhiều nghị sĩ của chính đảng Bảo thủ cũng đã nói rằng họ không thể thông qua dự luật”, ông Corbyn nói.
Theo Thủ tướng Theresa May, chính phủ sẽ có nghĩa vụ phải tìm kiếm nhữn giải pháp thay thế cho điều khoản “chốt chặn cuối cùng” từ nay đến tháng 12/2020. Tuy nhiên trong một dấu hiện cho thấy cuộc tranh cãi không hồi kết tại Anh, nghị sĩ đảng Dân chủ hợp nhất Bắc Ireland Nigel Dodds cho biết, đảng này sẽ xem xét kỹ lưỡng dự luật, song nhấn mạnh, những sai lầm cơ bản trong thỏa thuận chia tay vẫn không thay đổi. Và dù các nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ hay bác bỏ dự luật, Thủ tướng Theresa May vẫn nên chuẩn bị cho sự ra đi.
Theo VOV
- Giám đốc IMF: Không thể loại trừ khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu (07/07)
- Hội nghị G20 tập trung thảo luận các nỗ lực hồi phục toàn cầu (07/07)
- Việt Nam trúng cử Ủy ban bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (07/07)
- Đông Nam Á: Hơn 30 triệu việc làm có thể được tạo ra từ phục hồi xanh (06/07)
- Thế giới ghi nhận hơn 5.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (06/07)
- Giải mã nguyên nhân gây COVID-19 kéo dài (06/07)
- AMRO hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN+3 xuống 4,3% (06/07)
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14 (05/07)
-
Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
-
Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á?
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch