Thủ tướng Anh thăm Đức thảo luận về kế hoạch cải cách EU
TTH.VN - Thủ tướng Anh David Cameron ngày 24/6 đã tới Berlin để thảo luận với người đồng cấp Đức Angela Merkel về một số vấn đề, trong đó có kế hoạch cải cách Liên minh châu Âu (EU) do London đề xuất, trước khi hai nhà lãnh đạo tới Brussels (Bỉ) tham dự Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra trong hai ngày 25 và 26/6.
![]() |
Thủ tướng Cameron (trái) và người đồng cấp Angela Merkel. (Nguồn: bbc.com) |
Nội dung cuộc gặp giữa bà Merkel và ông Cameron không được công bố và hai nhà lãnh đạo cũng không tiến hành họp báo sau hội đàm. Tuy nhiên, những chủ đề thảo luận được cho có liên quan tới chương trình nghị sự tại Hội nghị thượng đỉnh EU, đặc biệt là tham vọng cải cách EU của Anh.
Theo các nguồn tin báo chí, hai nhà lãnh đạo Đức và Anh đã tiến hành hội đàm gần một giờ về các vấn đề của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), kế hoạch cải cách EU của Anh, vấn đề người di cư... Thủ tướng hai nước nhất trí tiếp tục các nỗ lực cải cách của London, trong đó có tiến hành "thảo luận kỹ thuật“ về các vấn đề cải cách.
Theo kế hoạch, muộn nhất vào cuối năm 2017, Anh sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân về quy chế thành viên của nước này trong EU. Để có một kết quả thuận lợi giúp Anh ở lại EU, Thủ tướng Cameron trước tiên phải tìm cách cải cách liên minh này cũng như tăng cường vị thế và quyền lợi của Anh trong khối. Tại Hội nghị thượng đỉnh EU, Thủ tướng Anh sẽ trình bày những ưu tiên trong kế hoạch cải cách của mình.
Các nhà ngoại giao cho biết ông Cameron muốn tập trung vào một số vấn đề, bao gồm nâng cao khả năng cạnh tranh của EU thông qua việc giảm bớt và tối ưu các quy định; sự mở rộng của Eurozone không ảnh hưởng tới lợi ích của Anh; cải cách (hạn chế) chế độ phúc lợi xã hội đối với người nhập cư; tăng thêm quyền lực cho nghị viện các nước; nhanh chóng kết thúc đàm phán về mậu dịch tự do với Mỹ và các nước châu Á…
Trong vài tuần qua, Thủ tướng Cameron đã tới nhiều nước châu Âu như Đức, Pháp, Italy, Ba Lan... nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước này cho kế hoạch cải cách EU của London. Nhà lãnh đạo Xứ sở Sương mù đã nhận được "phản ứng tốt đẹp" từ lãnh đạo các nước, song cũng cho rằng sẽ không đơn giản để kêu gọi tất cả 27 nước thành viên còn lại ủng hộ kế hoạch này.
Các nguồn tin ngoại giao từ Brussels cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh EU, Thủ tướng Cameron sẽ trình bày cụ thể về kế hoạch cải cách EU cũng như cuộc trưng cầu ý dân của Anh, song các nhà lãnh đạo sẽ chưa thảo luận sâu về vấn đề này. Dự kiến vào tháng 12/2015, Hội nghị thượng đỉnh của EU sẽ quay trở lại vấn đề của Anh.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm Đức, Thủ tướng Cameron đã cùng người đồng cấp chủ nhà tham dự bữa tiệc tại Cung điện Bellevue do Tổng thống Đức Joachim Gauck tổ chức để chào đón Nữ hoàng Anh Elizabeth II đang ở thăm nước này.
Phát biểu tại đây, Nữ hoàng Elizabeth đã kêu gọi châu Âu đoàn kết để duy trì những thành quả của thế giới thời hậu chiến. Nữ hoàng Anh cho rằng việc chia rẽ ở châu Âu sẽ là điều cực kỳ nguy hiểm, do vậy châu Âu cần phải đoàn kết dù ở Tây Âu hay Đông Âu.
Trong khi đó, Tổng thống Gauck cho rằng EU đang đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Theo ông, châu Âu cần có Anh và Berlin sẽ ủng hộ việc tiến hành "đối thoại một cách xây dựng" về kế hoạch cải cách của Thủ tướng Cameron.
Báo chí Đức bình luận chuyến thăm của Nữ hoàng Anh tới Đức được coi là một thứ "vũ khí lợi hại" của Thủ tướng Anh, bởi London cần có Berlin trong kế hoạch cải cách EU của mình./.
Theo Vietnam+
- Nhật Bản sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2023 tại Hiroshima (29/06)
- Trung Quốc cắt giảm một nửa thời gian cách ly bắt buộc đối với du khách quốc tế (29/06)
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn (29/06)
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70% (29/06)
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu (28/06)
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ” (28/06)
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu (28/06)
- Đưa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ lên tầm cao mới (28/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran