ClockChủ Nhật, 05/05/2019 09:04

Thủ tướng Áo đề xuất một Hiệp ước Lisbon mới cho EU

Thủ tướng Áo - Sebatstian Kurz vừa đưa ra lời kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) nên có một Hiệp ước Lisbon mới để giải quyết nhiều thách thức nảy sinh mà liên minh phải đối mặt trong một thập kỷ qua.

EU chuẩn bị cho khả năng Brexit bị trì hoãnNhững tác động đi kèm khi Anh chính thức kích hoạt BrexitThủ tướng Anh ký bức thư chính thức kích hoạt BrexitBáo Anh: Tiến trình đàm phán Brexit ẩn chứa nhiều chông gai

Trả lời phỏng vấn báo chí Áo số ra ngày 4/5, Thủ tướng Áo nói rằng kể từ khi có hiệu lực từ năm 2009, đến nay Hiệp ước Lisbon về Liên minh châu Âu không còn phù hợp trong bối cảnh có quá nhiều vấn đề lớn nảy sinh trong lòng châu Âu.

Thủ tướng Áo Sebatstian Kurz. Ảnh: Azvision

Theo Thủ tướng Sebatstian Kurz, một hiệp ước mới phải có điểu khoản trừng phạt rõ ràng đối với các thành viên nào vướng vào cảnh nợ nần, cho phép người di cư vào lãnh thổ mà bỏ qua bước đăng ký, hay vi phạm nguyên tắc cơ bản của khối như pháp quyền hoặc dân chủ.Liệt kê những thách thức chính bao gồm khủng hoảng nợ, khủng hoảng khu vực đồng Eurozone, khủng hoảng người di cư, vấn đề biến đổi khí hậu hay sự chia tay của nước Anh, ông Sebatstian Kurz cho rằng EU cần một hiệp ước mới để thích ứng tốt hơn với những thách thức mà châu lục đang phải đối mặt.

Ông cũng kêu gọi các cơ quan định chế của khối cần tinh giản theo hướng gọn nhẹ, trong đó ông gợi ý giảm quy mô của Ủy ban châu Âu thông qua chấm dứt việc mỗi quốc gia thành viên bổ nhiệm một ủy viên như hiện nay mà thay vào đó là quá trình đề cử để tạo sự công bằng. Ông cũng gợi ý Brussels sẽ là nơi họp nghị sự của các nghị sĩ châu Âu thay vì hai nơi là Brussels của Bỉ và Strasbourg của Pháp như hiện nay.

Dù lên tiếng ủng hộ cải cách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, người đứng đầu chính phủ Áo không đồng tình với ý tưởng thành lập một quân đội riêng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra trước đó, mà thay vào đó, ông cho rằng EU nên tăng cường hợp tác quân sự và quốc phòng thì hơn.

Được thông qua năm 2007, nhưng phải 2 năm sau Hiệp ước Lisbon hay còn gọi là hiệp ước cải cách Liên minh châu Âu mới có hiệu lực. Đây là văn bản pháp lý nhất thể hóa hai hiệp ước trước đó là Hiệp ước Maastricht về Liên minh châu Âu và Hiệp ước Rome về chức năng của Liên minh châu Âu.
Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

TIN MỚI

Return to top