ClockThứ Bảy, 09/05/2020 09:28

Thủ tướng đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp cả nước

Đây là hội nghị lần thứ 4 Thủ tướng đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp được tổ chức thường niên ngay từ đầu nhiệm kỳ.

Giãn đóng bảo hiểm xã hội giúp doanh nghiệp vượt khóNhững ngày hội quân sau giãn cáchBãi biển sôi động sau nới lỏng giãn cáchBắt đầu di chuyển xe tăng, máy bay về địa điểm trưng bày mớiVietnam Airlines thực hiện chuyến bay đầu tiên đưa công dân Việt Nam hồi hương từ Hoa KỳChủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thăm các mô hình sản xuất và kiểm tra công tác phòng chống cháy rừng

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế ứng phó với dịch Covid-19 bắt đầu vào lúc 8h sáng nay (9/5) theo hình thức trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương, 30 điểm cầu các bộ, ngành và được phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Đây là hội nghị có quy mô lớn chưa từng có, và được đánh giá là Hội nghị Diên Hồng trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Dự kiến khoảng 6.000 người tham dự Hội nghị tại các điểm cầu, khoảng 800.000 doanh nghiệp, trên 5 triệu hộ kinh doanh và nhân dân cả nước có thể theo dõi qua truyền hình trực tiếp.

Đây là hội nghị lần thứ 4 Thủ tướng đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp được tổ chức thường niên ngay từ đầu nhiệm kỳ.

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, truyền đi thông điệp Chính phủ và các cấp chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, biến thách thức thành cơ hội, tái cấu trúc doanh nghiệp, tạo động lực cho phát triển và phục hồi nền kinh tế. 

Theo chương trình dự kiến, Hội nghị sẽ có Báo cáo chung trình bày một số nội dung cơ bản của dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo về các giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, tạo điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Ngoài ra, các Bộ, cơ quan: Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Công thương, Công an, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng có báo cáo tham luận.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Sáng 20/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, đơn vị liên quan về tình hình sản xuất, cung ứng điện phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, nhất là vào tháng cao điểm tiêu thụ điện năm 2024 và những năm tiếp theo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Hòa giải, đối thoại tại tòa án mang lại nhiều lợi ích

Sau 3 năm thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án (HGĐTTTA), tòa án nhân dân (TAND) 2 cấp đã chú trọng xây dựng, lựa chọn, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên (HGV) là những thẩm phán, thư ký có kinh nghiệm trong tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện của đương sự, nên hiệu quả mang lại khá cao, góp phần ổn định tình hình trật tự xã hội tại địa phương.

Hòa giải, đối thoại tại tòa án mang lại nhiều lợi ích

TIN MỚI

Return to top