Thủ tướng Đức giảm sút tín nhiệm do cuộc khủng hoảng tị nạn
TTH.VN - Theo hãng thông tấn Sputnik, tỷ lệ thiện cảm dành cho Thủ tướng Angela Merkel của người dân Đức đang bị giảm sút đáng kể, lần đầu tiên "trượt" xuống vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng tín nhiệm các chính trị gia mà tờ báo Đức Der Spiegel (Tấm Gương) kết hợp với kênh truyền hình ZDF tạo ra dựa trên cơ sở các cuộc điều tra dư luận xã hội.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: WR
Theo kết quả thăm dò, vị trí đầu tiên được dành cho Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier với 67% số người tham gia cuộc điều tra lên tiếng ủng hộ. Xếp thứ 2 là Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schaeuble với 65%, và vị trí thứ 3 thuộc về cho Tổng thống LB Đức Joachim Gauck khi có 64% người dân dành thiện cảm cho ông. Thủ tướng Angela Merkel chỉ đứng ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng (63%).
Như vậy, kể từ tháng 6/2015 đến nay, Thủ tướng Đức đã để mất 5% thiện cảm của dân Đức, tờ báo cho biết. Đây là kết quả tồi tệ nhất trong toàn bộ thời gian bà Merkel làm Thủ tướng, hãng truyền thông quốc tế của Đức Deutsche Welle nhận định.
Xếp vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng là Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel khi dành được 56% thiện cảm của người dân. Phó Thủ tướng Gabriel chính là người ủng hộ khả năng bãi bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Nga và cải thiện quan hệ với Moscow hôm 26/9 vừa qua. Theo phản ánh của tờ Der Spiegel, trong thời gian gần đây vị chính khách này nhận được thêm 7% thiện cảm của dân chúng.
Theo quan điểm của Der Spiegel, nguyên nhân khiến bà Merkel bị tụt hạng uy tín được cho là do những chính sách cởi mở trong việc tiếp nhận người tị nạn trước cuộc khủng hoảng di cư mà EU đang hứng chịu hiện nay.
Tố Quyên (lược dịch từ Sputnik)
- Việt Nam thúc đẩy Hội đồng Bảo an LHQ giải quyết vấn đề bạo lực tình dục trong xung đột (15/04)
- Mỹ rút quân khỏi Afghanistan: “Đã đến lúc chấm dứt cuộc chiến mãi mãi” (15/04)
- Ông Biden điện đàm với ông Putin, đề xuất cuộc gặp thượng đỉnh (14/04)
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm (14/04)
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ (14/04)
- Hàn Quốc tiếp tục có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới (14/04)
- Ai Cập đòi bồi thường "khủng" vụ tàu Ever Given mắc kẹt kênh đào Suez (14/04)
- Mỹ tạm dừng sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson (14/04)
-
WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”