ClockThứ Năm, 16/03/2017 18:47

Thủ tướng: Không vì khó khăn kinh phí mà để GTVT tiếp tục là nút thắt

TTH.VN - Sáng 16/3, tại Trụ sở Chính phủ, làm việc với Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh GTVT là lĩnh vực quan trọng, những hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực này đang là nút thắt trong phát triển kinh tế-xã hội.

Đánh giá cao Bộ GTVT đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ được giao và hoan nghênh tinh thần chống tiêu cực, tham nhũng, tiết kiệm trong phát triển GTVT, Thủ tướng cũng chỉ ra một số bất cập đối với ngành, trước hết là thể chế, cơ chế, chính sách còn tồn tại nhiều vướng mắc. Còn một bộ phận cán bộ chưa năng động, chưa bám việc, sáng tạo nên có một số việc chậm trễ, chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh tinh thần chống tiêu cực, tham nhũng, tiết kiệm trong phát triển GTVT

Một bất cập nữa của ngành là thiếu vốn nghiêm trọng. Nhu cầu vốn đầu tư trong 5 năm 2016-2020 gần 1 triệu tỷ đồng, nhưng mới đáp ứng được gần 210.000 tỷ đồng. Trong khi đó, ngành chưa giải ngân hết vốn xây dựng cơ bản 2016, trong chuẩn bị đầu tư còn có nhiều vấn đề, nhất là các dự án BOT.

Theo Thủ tướng, còn nhiều tồn tại trong thực tiễn mà chưa giải quyết được như quy trình hợp tác công-tư (PPP), phát triển đồng bộ GTVT. “Thể chế còn vướng mắc nhiều thứ nên chúng ta chưa huy động vốn xã hội được. Tôi biết có nhà đầu tư tâm huyết, rất muốn làm, nhưng vì thể chế của chúng ta nên họ nản lòng”, Thủ tướng bày tỏ.

Về yêu cầu, định hướng cho Bộ GTVT phát triển thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ tinh thần là tìm mọi biện pháp phát triển ngành GTVT để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Không vì khó khăn về kinh phí mà để đây tiếp tục là nút thắt.

Thứ hai, phải dựa vào dân, nguồn lực xã hội để phát triển GTVT. Vì vậy, cần xã hội hóa nguồn lực ở mọi khâu, bằng mọi cách. Nhà nước chỉ có thể cung cấp vốn mồi, hỗ trợ, tạo cơ chế, thể chế, điều kiện để xã hội hóa cơ sở hạ tầng GTVT thành công. “Hồi trước mua máy bay, Thủ tướng phải bảo lãnh. Bây giờ tư nhân mua máy bay có ai bảo lãnh mà đội bay thêm được bao nhiêu”, Thủ tướng nêu ví dụ về xã hội hóa, dựa vào nguồn lực từ người dân để phát triển. Đó là lối ra khi mà nguồn vốn Nhà nước bố trí được để phát triển GTVT chỉ mới đáp ứng được gần 1/3 nhu cầu.

Thứ ba, phải tháo gỡ mọi thể chế, sửa sớm, bãi bỏ các thể chế cản trở, là rào cản để tiến hành PPP và các giải pháp thu hút nguồn vốn khác. Bộ GTVT phải chủ động đề xuất cơ chế, tìm nguồn và hướng xử lý.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã ban hành năm 2013, Nghị quyết 13 của Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó quan tâm thúc đẩy vận tải đa phương thức.

Chú trọng bảo đảm an toàn giao thông, nâng cao chất lượng công trình giao thông, không để tình trạng “một trận mưa mà công trình đã xuống cấp”, để làm sao với định mức, đơn giá đó thì chất lượng giao thông phải tốt hơn.

Thứ năm là sử dụng vốn Nhà nước. Thủ tướng cho rằng, với nguồn vốn ít ỏi thì nhà nước làm vốn mồi là chính và phải sắp xếp thứ tự ưu tiên để tăng hiệu quả sử dụng. Các cấp, các ngành, địa phương phải tìm nguồn bổ sung trong quá trình điều hành, kể cả hình thức như cổ phần hóa, chuyển nhượng hạ tầng. Đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn.

Thứ sáu, phải nâng cao trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng GTVT, trưởng các đơn vị trong việc quyết định những chủ trương phát triển giao thông.

Ảnh: VPCP

Thứ bảy, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong GTVT, trong điều hành bay, trạm thu phí không dừng, vật liệu mới, phương pháp thi công cầu lớn…

Thứ tám, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong GTVT.

Thứ chín, Bộ GTVT chủ trì, chủ động xây dựng, trình Thủ tướng một số cơ chế đặc thù trong phát triển đường cao tốc, đẩy mạnh hợp tác PPP và một số công việc có liên quan.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu xử lý gấp một số vấn đề nóng. Bộ GTVT, Ủy ban ATGT quốc gia phải trực tiếp bàn với Bộ Tài chính xung quanh vấn đề phạt vi phạm giao thông, có biện pháp mạnh mẽ hơn trong chống “cát tặc”, xử lý vấn đề đường ngang dân sinh qua đường sắt.

Thủ tướng lưu ý Bộ GTVT tập trung làm 1 km đường mẫu, từ đó có thể tính được cụ thể chi phí đầu tư, để xem “định mức làm sao, bao nhiêu cát, bao nhiêu xi măng, nếu làm đường nhựa thì như thế nào”…

Yêu cầu các bộ, ngành liên quan chung tay, chung sức tháo gỡ nút thắt về giao thông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao các bộ, ngành hoàn thành việc sửa một số Nghị định trong tháng 4/2017. 

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024 gửi các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1.000 nữ nông dân

Ngày 21/3, Ban điều hành Dự án phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã khó khăn đã tổ chức tập huấn cho 170 người ở xã Phú Diên, Phú Vang. Hoạt động có sự tham gia, giám sát của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cán bộ dự án Oxfam, giảng viên trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện.

Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1 000 nữ nông dân
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Australia và New Zealand

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng sớm 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia và thăm chính thức Australia và New Zealand từ ngày 5 đến ngày 11 tháng 3.

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Australia và New Zealand
Thủ tướng có các cuộc làm việc với giới khoa học, doanh nhân New Zealand

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức New Zealand sáng 10/3, tại thành phố Auckland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các nhà khoa học công nghệ người Việt tại New Zealand; tiếp Hiệu trưởng Đại học Waikato; làm việc với Hội đồng Kinh doanh thành phố Auckland và một số doanh nghiệp tiêu biểu của New Zealand để nắm bắt tình hình; tìm hiểu nhu cầu, tiềm năng, khả năng, cơ hội hợp tác; chia sẻ kinh nghiệm; kết nối hợp tác trong các lĩnh vực.

Thủ tướng có các cuộc làm việc với giới khoa học, doanh nhân New Zealand
Return to top