ClockThứ Ba, 27/04/2021 19:38

Thừa Thiên Huế đứng thứ hai bảng xếp hạng ITC Index năm 2020

TTH.VN - Theo Báo cáo xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT ở Việt Nam – Vietnam ICT Index 2020 vừa được công bố ngày 27/4, Thừa Thiên Huế đứng thứ hai trong bảng xếp hạng.

Nâng cấp Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh trở thành Trung tâm Lưu trữ dữ liệu lớnKý kết tư vấn xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2021- 2025Đào tạo công nghệ thông tin, du lịch được áp dụng cơ chế ưu tiênĐại hội Hội Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông lần thứ nhấtChính quyền điện tử: Giảm giấy tờ, thời gian, chi phíĐến năm 2025, hoàn thành xây dựng chính quyền sốCông nghệ thông tin, bàn đạp cho sự phát triểnDấu ấn chính quyền điện tử & đô thị thông minh

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số tại ngày khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số 

Theo đó, TP. Đà Nẵng xếp vị trí thứ nhất với 0,9238 điểm. Tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 0,8147 điểm, xếp vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành trên cả nước trong bảng xếp hạng. Trong đó, chỉ số hạ tầng kỹ thuật đạt 1,0 điểm (điểm tối đa) và chỉ số hạ tầng nhân lực đạt 0,98/1,0 điểm. Đây là kết quả của sự nỗ lực trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên tất cả lĩnh vực của tỉnh nhằm hướng đến lộ trình xây dựng thành phố thông minh, Chính quyền điện tử tiến đến chính quyền số trong tương lai.

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức, thực hiện nhiều giải pháp về ứng dụng CNTT đối với cơ quan, ban, ngành các cấp, nhằm tiếp cận một cách nhanh nhất với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nổi bật là triển khai hoạt động hiệu quả Trung tâm hành chính công các cấp, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý và điều hành tiếp nhận hồ sơ một cửa và một cửa liên thông phục vụ hiệu quả cho người dân, tổ chức khi đến giao dịch; triển khai các nội dung trong hạng mục đề án phát triển đô thị thông minh.

Tỉnh cũng chú trọng nâng cấp và phát triển các phần mềm, hạ tầng mạng dùng chung của tỉnh; phát huy hiệu quả trong công tác quản lý, tuyên truyền đối với cổng/trang thông tin điện tử cơ quan các cấp.

Đặc biệt là triển khai xây dựng chính quyền số, hướng tới phát triển kinh tế số, xã hội số, tỉnh đã hoàn thiện các thể chế về chuyển đổi số và nền tảng phát triển Chính quyền điện tử, chính quyền số; đồng thời từng bước hoàn thiện và tích hợp, liên thông các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tiến hành số hóa các dữ liệu tại các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh và hạ tầng kết nối, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo an ninh mạng.

Tin, ảnh: Thái Sơn 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Triển khai Đề án 06 gắn với quá trình chuyển đổi số của địa phương

“Năm 2024 là năm tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ của Đề án 06 và đột phá trong công tác chuyển đổi số (CĐS), do vậy, các sở, ngành, địa phương​ cần bám sát các kế hoạch của tỉnh, tập trung chỉ đạo, triển khai nghiêm túc, hoàn thành các nhiệm vụ được giao”. UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Đề án 06 và giao ban Ban chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh diễn ra ngày 26/3.

Triển khai Đề án 06 gắn với quá trình chuyển đổi số của địa phương
Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch còn nhiều thách thức

Mặc dù chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch mở ra cơ hội lớn trong việc cải thiện và đa dạng hóa phương pháp giảng dạy và học tập, nhưng thực tiễn đang còn nhiều thách thức, đòi hỏi các cơ sở đào tạo nghề du lịch cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số toàn diện.

Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch còn nhiều thách thức
Return to top