Chính trị - Xã hội Chính trị - Xã hội
Thừa Thiên Huế dưới góc nhìn phát triển bền vững
TTH - Phát triển bền vững là Chương trình nghị sự 2030 của Liên hiệp quốc (LHQ). Việt Nam là một trong những quốc gia chủ động tham gia từ năm 2015. Chương trình nghị sự này có nhiều mục tiêu, trong đó có 4 nhóm mục tiêu quan trong nhất, bao gồm giải quyết cơ bản nạn đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện chất lượng giáo dục; có chiến lược và kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển rừng, năng lượng sạch, ứng phó thảm họa; nâng cao năng lực hợp tác quốc tế.
Đào tạo nghề tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế
Trên quy mô cả nước, chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam liên tục được cải thiện từ năm 2016 đến 2020. Nếu 2016 Việt Nam ở thứ hạng 88 thì 2018 đã nhảy vọt lên 57 và 2020 đạt thứ hạng 49. Nếu đặt chỉ số phát triển bền vững trong bối cảnh thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chưa vượt qua vị trí 100 so với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chúng ta sẽ thấy một sự nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững.
Nhìn vào các nhóm mục tiêu quan trọng như nêu trên của Chương trình nghị sự 2030 của LHQ, Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có những nỗ lực vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Ví như mục tiêu giải quyết cơ bản nạn đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đói thì tỉnh ta đã xóa từ cách đây mấy chục năm, chứ không cần đợi đến GRDP bình quân đầu người hơn 2.100 USD. Còn tình trạng nghèo thì Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh giảm rất nhanh và bền vững. Tính chất bền vững chính là ở chỗ rất ít hộ tái nghèo. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2015 toàn tỉnh tỷ lệ hộ nghèo là 8,36% thì đến cuối năm 2018 đã giảm xuống còn 5,03% và đến năm 2020 giảm còn dưới 4%, nghĩa là trong vòng chỉ 5 năm chúng ta đã giảm được hơn một nửa tỷ lệ hộ nghèo.
Có một điểm đáng chú ý là tỷ lệ hộ nghèo thường tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn và miền núi, những nơi cũng chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp mà điều kiện sản xuất lại hết sức khó khăn, trình độ canh tác trên mặt bằng chung còn lạc hậu. Thế nhưng chính những nơi này lại đạt tỷ lệ giảm hộ nghèo ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số giảm bình quân 4,85%/năm. Năm 2015, có 19 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% thì đến năm 2020 giảm chỉ còn 7 xã. Không chỉ giảm được nghèo, nhiều xã còn vươn lên đạt chuẩn nông thôn mới. Tính đến năm 2020, có 12 trên tổng số 27 xã vùng bãi ngang đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân hộ nghèo, hộ cận nghèo sau 5 năm tăng từ 1,3 - 1,5 lần…
Nguyên nhân giảm nghèo bền vững đạt được kết quả to lớn là nhờ sự đầu tư rất mạnh của Nhà nước bằng các chương trình phát triển kinh tế, nâng cao kết cấu hạ tầng, nâng cao các mặt khác để hỗ trợ cho giảm nghèo bền vững như nâng cao dân trí, văn hóa; điều kiện chăm sóc sức khỏe; được tiếp cận vốn vay ưu đãi… Chính quyền ở từng địa phương cấp cơ sở cũng hết sức năng động hướng dẫn phát triển kinh tế phù hợp với thực tế đã nâng cao được giá trị cây trồng vật nuôi, phát triển các ngành nghề...
Mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển rừng, năng lượng sạch chúng ta cũng đạt được nhiều thành tựu. Ví dụ như trồng, bảo vệ và phát triển rừng. Thừa Thiên Huế có tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 57%. Hiện nay, ở tỉnh cũng tham gia rất tích cực vào khai thác nguồn năng lượng sạch như thủy điện, điện mặt trời.
Về mặt chính sách, từ Trung ương đến địa phương, giảm nghèo bền vững được tập trung vào hai chủ trương, chính sách lớn là xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Trước đây, khái niệm giảm nghèo được hiểu thiên về thu nhập vật chất đơn thuần (năm nay thu nhập bao nhiêu, sang năm thu nhập bao nhiều, thu nhập đang ở mức nào để xác định hộ nghèo và hộ cận nghèo) thì từ năm 2016, khái niệm giảm nghèo được hiểu theo khái niệm mới – “nghèo đa chiều”. Hiểu một cách trực tiếp thì nhìn nhận cái nghèo bây giờ không còn thuần về vật chất mà còn xem xét ở nhiều lĩnh vực khác, đó là sự tiếp cận các dịch vụ cơ bản như khác giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, đào tạo nghề và tiếp cận thông tin truyền thông… Nhìn lại 5 năm qua, giai đoạn 2016-2020 phần lớn các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Giảm nghèo bền vững có ý nghĩa rất lớn trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nó không chỉ là thực hiện mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”, bác ái, công bằng xã hội… mà một khi người nghèo ít đi, xã hội có điều kiện phát triển nhanh hơn về nhiều mặt. Chính quyền cũng có điều kiện hơn để chăm lo trách nhiệm xã hội của phần còn lại đối với người nghèo.
Bài: NGUYÊN LÊ - Ảnh: MINH HIỀN
- Thừa Thiên Huế ấn định 14 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026 (27/02)
- Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định bổ nhiệm 2 phó chánh thanh tra tỉnh (27/02)
- Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thăm lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19 (27/02)
- Khoảnh khắc thanh niên lên đường nhập ngũ (27/02)
- Hơn 1.400 thanh niên lên đường nhập ngũ Cập nhật (27/02)
- Mạnh tay với “quái xế” (27/02)
- Đối tượng chuyên trộm cây cảnh sa lưới (26/02)
- Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chúc mừng các đơn vị y tế (26/02)
-
Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định bổ nhiệm 2 phó chánh thanh tra tỉnh
- Thừa Thiên Huế ấn định 14 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026
- Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thăm lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19
- Khoảnh khắc thanh niên lên đường nhập ngũ
- Hơn 1.400 thanh niên lên đường nhập ngũ Cập nhật
- Ngày 14/3/2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu QH
- Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ phạm nhân
- Cài đặt ứng dụng Hue-S và quét mã QR cho đoàn viên Nghiệp đoàn xích lô - xe thồ
- Thêm chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới
- Trước công sở xứ Huế nên trồng hoàng mai
-
Sun Life Việt Nam chi trả quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo và hỗ trợ viện phí cho khách hàng
- Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người, bỏ trốn khỏi hiện trường
- Đối tượng chuyên trộm cây cảnh sa lưới
- Bắt đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm mai cảnh
- Cuộc chiến không khoan nhượng
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
- Trước công sở xứ Huế nên trồng hoàng mai
- Giảm thiểu thời gian chờ đợi cho người dân
- Mạnh tay với “quái xế”
- Hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ II năm 2021
-
Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định bổ nhiệm 2 phó chánh thanh tra tỉnh
- Thừa Thiên Huế ấn định 14 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026
- Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thăm lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19
- Tập đoàn năng lượng dầu khí ENI tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thừa Thiên Huế
- Ngày 14/3/2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu QH