ClockThứ Tư, 07/04/2021 18:58

Thừa Thiên Huế và Quảng Nam trao đổi kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản

TTH.VN - Chiều 7/4, Đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam do UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trần Văn Tân đã có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về trao đổi kinh nghiệm xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Làm việc với đoàn có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Thanh Bình, cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Chính phủ thông qua Đề án cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên HuếThủ tướng yêu cầu sớm hoàn thành cơ chế, chính sách đặc thù với Thừa Thiên Huế“Chạm vào cơ chế đặc thù”Tạo sức bật mới, tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2021Thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị: Tạo thế và lực từ cơ chế, chính sách đặc thùXây dựng Thành phố di sản & những kỳ vọng đột phá - kỳ 2: Khai phá di sản từ cơ chế đặc thù

Thừa Thiên Huế và Quảng Nam có nhiều tương đồng trong bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam nói chung, thành phố Hội An nói riêng có những nét tương đồng, cùng hướng đến mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị "Đô thị di sản" làm động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thừa Thiên Huế đã được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Nam mong muốn được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến một số vấn đề như: các bước xây dựng đề án; đơn vị tư vấn đề án; trình tự, thủ tục lấy ý kiến bộ ngành, trung ương; công tác thu phí tham qua, trùng tu tu, tu bổ di tích; công tác quy hoạch; kinh nghiệm trong việc triển khai các đề án...

Tại buổi làm việc, đại diện các sở ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế làm rõ các nội dung mà đoàn công tác tỉnh Quảng Nam quan tâm, muốn trao đổi, học tập kinh nghiệm. Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Thanh Bình khẳng định, việc tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam trao đổi kinh nghiệm về xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy giá trị di sản là việc làm cần thiết nhằm phát huy những giá trị đặc thù mà hai địa phương hiện có, hướng đến mục tiêu chung là phát triển bền vững, phát huy giá trị lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa.

Lãnh đạo 2 tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế chụp ảnh lưu niệm  

Chia sẻ một số kinh nghiệm cụ thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Thanh Bình cho biết, tỉnh đã giao sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương trong xây dựng đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế và bản sắc văn hóa Huế, cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế”.

Tỉnh chọn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đơn vị tư vấn. Đồng thời, tập trung chỉ đạo xây dựng lộ trình triển khai cụ thể thông qua Chương trình hành động, kế hoạch triển khai; họp báo cáo tiến độ hàng tuần, hàng tháng. Tích cực làm việc với các Bộ ngành trung ương, Văn phòng Chính phủ, các Ủy ban thuộc Quốc hội. Tổ chức các Hội nghị, hội thảo tham vấn lấy ý của các Bộ ngành, cơ quan trung ương để hoàn thiện một số cơ chế chính sách quan trọng.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh có Tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến các Bộ nghành liên quan; đồng thời, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho từng Sở ngành chủ động làm việc trực tiếp với các Bộ, ngành, chú trọng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ....

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho rằng, buổi làm việc hôm nay đã gợi mở được nhiều vấn đề cho cả hai địa phương, trên cơ sở tương đồng về nhiều mặt, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam cần phối hợp chặt chẽ trong thời gian tới nhằm cùng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ nhau trong thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế xã hội.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ

Tại buổi gặp các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu, trình HĐND tỉnh ban hành sớm cơ chế, chính sách cho đội ngũ văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh để động viên, khuyến khích cho những công hiến, tài năng của các nghệ sĩ.

Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ
HƯỚNG DÒNG VỐN VÀO LĨNH VỰC ƯU TIÊN:
Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng

Vấn đề này đã được ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chia sẻ cùng Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi trao đổi về hoạt động tín dụng năm 2024, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng
Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm

Sau hơn 5 năm triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (gọi tắt là Nghị quyết 28), vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng nâng cao, góp phần gia tăng số người tự nguyện tham gia các loại hình bảo hiểm.

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 3/2024

Một loạt chính sách mới về kinh tế như: Quy định kiểm tra chất lượng phương tiện đường sắt; lệ phí cấp phép khai thác khoáng sản quý hiếm; lệ phí cấp phép nhận chìm ở biển; quy định thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... sẽ có hiệu lực chính thức kể từ tháng 3/2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 3 2024
Return to top