ClockChủ Nhật, 08/11/2020 12:54

“Thừa tiền”!

TTH - Có nhiều chỉ dấu cho thấy, nguồn cung tiền trên thị trường đang “thừa tiền”. Lãi xuất cả hai chiều huy động và cho vay hạ. Thanh khoản dồi dào. Điều này phù hợp với những diễn biến của nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều định chế tài chính dự đoán kinh tế Việt Nam trong năm nay có thể là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng khá trong khu vực nhưng cũng chỉ đạt vào khoảng 2 -3%.

Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cứu doanh nghiệp, tín dụng khởi sắcGiảm lãi suất tái cấp vốn từ 5,0% mỗi năm xuống 4,5% mỗi năm

Đối với nền kinh tế Thừa Thiên Huế cũng có những diễn biến tương tự. Mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm chỉ đạt 0,38% do ảnh hưởng dịch bệnh. Những tháng cuối năm hy vọng sẽ có mức tăng khá hơn nhưng cũng khó “bứt phá” để bù đắp vì ảnh hưởng do bão lụt. Dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, lượng khách đến Huế giảm đến 77% tính trong 3 quý đầu năm. Riêng 9 tháng đầu năm 2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt gần 68% kế hoạch, và nguồn vốn này cũng chỉ chủ yếu tập trung vào các dự án chuyển tiếp, tức là những dự án này chưa tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế. Xuất khẩu của Thừa Thiên Huế kim ngạch đã không cao mà còn phụ thuộc 70-80% vào ngành hàng dệt may, nhưng những thông tin phản ánh từ các

doanh nghiệp dệt may trên địa bàn đang gặp những khó khăn về đơn hàng những tháng cuối năm…

Nhìn ở khía cạnh tín dụng, tính nội trên địa bàn Thừa Thiên Huế, nguồn vốn từ xã hội chảy vào ngân hàng nhiều hơn nguồn vốn từ ngân hàng chảy ra nền kinh tế. Con số thống kê cụ thể cho biết, 3 quý đầu năm 2020, các tổ chức tín dụng trên địa bàn huy động được 51.150 tỷ đồng, trong khi đó nguồn vốn cho vay chỉ đạt 48.850 tỷ đồng. Con số tăng trưởng tương ứng so với đầu năm lần lượt là 5,9% và 2,7%. Điều này cho thấy sự hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu.

Nền kinh tế hấp thu nguồn vốn yếu, với rất nhiều khó khăn do khách quan gây ra như nêu trên, nhưng có một diễn biến “rất lạ” là ở mảng bất động sản vẫn cứ sôi động.

Điều này chúng ta có thể nhận biết qua nguồn thu ngân sách của tỉnh 9 tháng đầu năm. Theo số liệu thống kê, mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn mà hai tác nhân tác động mạnh nhất là dịch bệnh và thiên tai thì thu ngân sách vẫn tăng 3% so cùng kỳ năm trước. Nguồn tăng này được góp sức một phần rất lớn là thu tiền sử dụng đất. Cụ thể là: tổng thu ngân sách, từ khu vực thu nội địa là hơn 5.870 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020 thì, số thu từ tiền sử dụng đất là gần 1.500 tỷ đồng. Nếu tính về tỷ lệ đã chiếm đến hơn 25%.

Tình trạng “thừa tiền” cho thấy, sự hấp thu vốn của nền kinh tế còn yếu. Đó chỉ là một yếu tố. Yếu tố thứ hai, những khó khăn trong hoạt động kinh tế như năm 2020 này có khả năng chất lượng tín dụng sẽ gia tăng yếu tố không tốt. Hay nói cách khác là nợ xấu có khả năng tăng lên. Nếu điều này xảy ra nó sẽ có tác động lâu dài đến hoạt động của doanh nghiệp.

NGUYỄN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HƯỚNG DÒNG VỐN VÀO LĨNH VỰC ƯU TIÊN:
Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng

Vấn đề này đã được ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chia sẻ cùng Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi trao đổi về hoạt động tín dụng năm 2024, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng
Chọn lĩnh vực cho vay tạo ra sức lan tỏa

Có vẻ như là một nghịch lý trong thời điểm hiện nay trong mối quan hệ tín dụng: ngân hàng thừa vốn, doanh nghiệp (DN) cần vốn; không cân đối được nguồn vốn giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay. Ví dụ như Agribank, một vị lãnh đạo ngân hàng này cho biết, ngân hàng huy động 100 đồng thì chỉ cho vay ra được 80 đồng.

Chọn lĩnh vực cho vay tạo ra sức lan tỏa
Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án

Sáng 15/3, Tòa án Nhân dân tỉnh đưa ra xét xử sở thẩm vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” đối với 2 vợ chông Lê Văn Cầm và Nguyễn Thị Diệu Hiền (cùng SN 1987, cùng trú 3/113 Đào Duy Anh, phường Thuận Lộc, TP. Huế).

Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án
Return to top