ClockThứ Hai, 15/03/2021 16:19

Thuận thiên

TTH - Thành ngữ này được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, nhất là sau 3 năm triển khai Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Người dân cả nước đã rất tự hào về một vùng đất cực Nam của Tổ quốc trù phú bao nhiêu thì mấy thập niên trở lại đây càng lo lắng bấy nhiêu. Tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, cộng với hàng loạt công trình thủy điện phía thượng nguồn sông Mê Kông làm lũ không về, nguồn lợi tự nhiên cạn kiệt, thiếu nước sản xuất, mặn xâm nhập, sạt lở xảy ra nghiêm trọng… ở vùng đất chín rồng này; một bộ phận người dân phải phiêu bạt khắp nơi để có thu nhập.

Theo phân tích của giới chuyên môn, Nghị quyết 120/NQ-CP là nghị quyết thể hiện tầm nhìn chiến lược với chủ trương phát triển thuận thiên để chủ động hóa giải các thách thức do biến đổi khí hậu và các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mê Kông; đồng thời, tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển…

Song song với đầu tư nguồn lực cho hạ tầng, nhiều mô hình sản xuất thích ứng với thực tế khí hậu, thổ nhưỡng mới được ứng dụng; giống lúa, cây trồng, chịu hạn, mặn được nghiên cứu và trồng thành công. Theo đó, chuỗi giá trị một số ngành hàng nông sản trong vùng đang dần cải thiện. Năm 2016 (thời điểm trước Nghị quyết 120/NQ-CP ra đời 1 năm), xuất khẩu nông sản của toàn vùng chỉ đạt 7 tỷ USD thì năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID -19 nhưng con số xuất khẩu đạt 8,8 tỷ USD…

Biến đổi khí hậu cộng với những tác nhân tiêu cực không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sản xuất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà đang hiện diện ở khắp mọi nơi, đòi hỏi con người phải thích ứng, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Tại Thừa Thiên Huế, sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang được triển khai. Một số công trình thủy lợi lớn như hồ Tả Trạch, hồ Thủy Yên – Thủy Cam và nhiều công trình tưới tiêu, ngăn mặn giữ ngọt đã được xây dựng, đưa vào vận hành hiệu quả. Việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước và tăng giá trị đầu ra cho sản phẩm đã được quan tâm…

Tuy nhiên, sự biến đổi khó lường của thời tiết có khi vượt qua cả sự khắc chế, đòi hỏi phải có giải pháp bền bỉ, dài hơi. Chẳng hạn như các trận mưa lũ, rét đậm kéo dài hồi năm ngoái đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh; trong đó, nhiều hệ thống tưới tiêu bị hư hỏng, khiến nhiều diện tích lúa, hoa màu chưa thể sản xuất. Theo Sở NN & PTNT, sắp tới sẽ diễn ra nhiều đợt nắng nóng, hạn, mặn; riêng vụ đông xuân này, diện tích lúa có khả năng bị thiếu nước vào thời kỳ cuối vụ khoảng hơn 1.000 ha do không có nguồn nước chủ động…

Thuận thiên là thuận theo ý trời. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thuận thiên không phải cam chịu mà có các giải pháp thích ứng phù hợp với phát triển về sản xuất, đời sống. Song song với biện pháp trước mắt và lâu dài thì việc phục hồi tự nhiên như trồng cây xanh, hạn chế khí thải nhà kính; xử lý nghiêm tình trạng phá rừng, khai thác cát sỏi trái phép… sẽ rất cần thiết nhằm kiềm chế sự biến đổi khí hậu.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thẻ xanh” cho rừng

Nghị viện châu Âu vừa thông qua dự luật cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất làm giảm diện tích rừng.

“Thẻ xanh” cho rừng
Lợi ích kép

Phong trào sản xuất sạch đang được nhân rộng trong hoạt động sản xuất ở nhiều vùng nông thôn hiện nay.

Lợi ích kép
Giá trị cho cao tốc

Công trình cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã cơ bản về đích và đang được kiểm tra, nghiệm thu để đưa vào vận hành cuối tháng 12 này.

Giá trị cho cao tốc
Hòa chung vùng trái ngọt

Lô bưởi da xanh của tỉnh Bến Tre và là lô bưởi đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Mỹ cuối tháng qua...

Hòa chung vùng trái ngọt
Từ sớm, từ xa

Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp, nhưng năm 2022 đã sắp kết thúc mà tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa được như kỳ vọng.

Từ sớm, từ xa
Return to top