ClockThứ Sáu, 10/07/2015 11:21

Thức cùng mùa lau trắng tuổi

TTH - Mùa lau trắng tuổi là tập thơ trữ tình thứ 7 của nhà thơ Nguyễn Thiền Nghi. 22 năm, ấn hành 7 tập thơ chứng tỏ nội lực thơ của anh dồi dào biết bao nhiêu. Có đêm mất ngủ, tôi mở tập Mùa lau trắng tuổi anh vừa mới tặng ra đọc. Cái tựa đề tập thơ thật gợi. Cái chữ trắng ở đây thật đa nghĩa: Trắng tóc, trắng tay, trắng đời. Nhưng trắng tuổi còn có nghĩa đẹp hơn là không còn tuổi. Chỉ có người thơ mới không nghĩ đến tuổi như vậy.

Ảnh: Nhật Nguyên

Đọc Mùa lau trắng tuổi, tôi thấy Nguyễn Thiền Nghi có thật nhiều câu thơ hay. Những câu thơ bắt gặp ấy đã làm tôi xao xuyến. Vào Chợ cũ, nhà thơ cảm nhận sự xúc động khi gặp lại những hình ảnh xưa bằng câu thơ rất ngắn: Trăm cái quen xông nồng con mắt. Nghĩa là gặp lại những hình ảnh chợ xưa, cảm động rưng rưng. Nhưng lại cảm thành câu thơ Trăm cái quen sông nồng con mắt thì tinh tế thật! Trong bài thơ Ngày mưa, tác giả có câu thơ Nhớ dấu tình vin vào để sống / Tôi cắn tiếng khóc đỏ mắt mưa. Câu thơ làm cho tôi bâng khuâng mãi. Hình tượng thơ Cắn tiếng khóc, đỏ mắt mưa rất hay, nhờ chữ cắn, chữ đỏ đắc địa. Đây là sự cảm xúc về việc gặp những buồn đau cũ, cắn môi, nuốc tiếng khóc vào lòng, làm cho máu dồn lên mắt. Sự việc như thế, nhưng thành câu thơ Tôi cắn tiếng khóc, đỏ mắt mưa thì dễ sợ quá, mãnh liệt quá, diễn tả rất đúng tâm trạng buồn nén của lòng mình. Ở đoạn kết bài thơ Ngày mưa còn có câu thơ đa nghĩa, cũng thuộc lại câu thơ hay: Ngày mỗi ngày bày trắng cô đơn. Ấy là mưa Huế đấy. Mưa mênh mang trắng trời, trắng đất. Nhưng khi mưa qua tâm trạng của một người buồn, một người cô độc, thì bày trắng cô đơn. Thật ý vị.

Bài thơ Trên đỉnh xuân có tứ rõ. Câu thơ mở đầu bài thơ rất lạ, bất ngờ đến giật mình: Sáng mai nắng ngã màu con gái. Đọc câu thơ tôi cứ nhớ đến câu thơ của Nguyên Sa: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợ mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Chẳng ai hỏi nắng màu con gái là nắng gì, màu gì, nhưng ai cũng thích, ai cũng cảm được bằng trực cảm, bằng da thịt mình cái nắng khó chịu, cái nắng hút hồn ấy.

Trong bài thơ Mùa rơi, Nguyễn Thiên Nghi có khổ thơ đẹp về một người chị đã luống tuổi tiếc thương một thời yêu:

Chị gánh tuổi mình cong cả ban trưa / Tiễn thanh xuân vào mấy bến bờ / Con đò đi ngang vớt thương vào câu hát Để lại vầng trăng khuyết môi là cỏ.

Tôi xin không nói về khổ thơ ấy hay thế nào, mà chỉ nói về câu thơ mà tôi cho là đầy xúc cảm: Chị gánh tuổi mình cong cả ban trưa. Chữ cong đắc địa đã làm cho câu thơ vừa có hình khối, vừa rất nữ tính.

Trong bài thơ Thành Nội tím có câu mở đầu rất thơ: Thành Nội trong tôi chật tiếng côn trùng. Đây không phải là câu tả mà là câu cảm. Câu thơ tưởng giản dị nhưng lại nôn nao sâu thẳm. Tiếng côn trùng là tiếng gì? Tiếng dế, tiếng ễnh ương, tiếng châu chấu? Đúng, mà không đúng. Đó là tiếng những mùa yêu gõ vào ký ức. Đó là thơ gợi, mỗi người sẽ tìm được hình ảnh tiếng côn trùng riêng của mình. Câu thơ ấy không nói mà nói, cấu trúc không cầu kỳ, chữ không đắt, nhưng làm cho người đọc xốn xang, lay động...

Trong bài thơ Áp thấp cuộc tình, Nguyễn Thiền Nghi có câu thơ rất lạ: Hạt cười giọt lên ngực tình vừa nhú. Rất khó để hình dung tác giả đang nói về cái gì, chỉ thấy hay và đẹp lung linh.

Ngoài những câu thơ hay, tập Mùa lau trắng tuổi còn rất nhiều câu thơ cũng có thể xếp vào hạng những câu thơ hay: Cánh đồng dài hương cổ tích (Đất ngắm mơ xưa); Đi qua xóm nhà hụt bóng đàn ông (Mỹ Lợi và đồng hiện quá khứ); Bắp khô tình lặng như câm / Tôi đi nhặt rét về ngâm bóng mình (Qua rồi mùa bắp); hay: Con sông một nửa bần thần / Một thời phiêu bạc giờ ngần ngại trôi (Sông lụa) v.v....

Trong một tập thơ 35 bài mà có thể nhặt ra chừng ấy câu thơ hay, thật không dễ.

Ngô Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa di sản Huế ra thế giới

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Global Book Corporation mới đây đã mở ra một chương mới cho việc quảng bá di sản văn hóa Huế tới bạn bè quốc tế.

Đưa di sản Huế ra thế giới
Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô

Chiều 28/3 tại Trường đại học Nghệ Thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Giải thưởng Cống hiến 2024: Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc

Tối ngày 27/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sự kiện lễ trao giải "Cống hiến lần thứ 18" đã diễn ra. Sự kiện do báo Thể thao và Văn hóa phối hợp cùng Truyền hình Thông tấn (VNews) và Công ty TNHH Ngọc Việt Corporation tổ chức nhằm tôn vinh những gương mặt xuất sắc nhất trong lĩnh vực thể thao và âm nhạc Việt Nam.

Giải thưởng Cống hiến 2024 Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc
Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế thực hiện nhiều chương trình nhằm đưa giá trị của Quần thể di tích Huế đến gần hơn với công chúng bằng các hình thức khác nhau.

Đưa di sản đến gần hơn với công chúng
Return to top