ClockThứ Ba, 15/11/2022 14:43

Thúc đẩy chuyển đổi số

TTH - Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thị xã Hương Trà đã và đang hiện thực hóa mục tiêu về chuyển đổi số (CĐS) trên tất cả các lĩnh vực.

Hương Trà trên hành trình chuyển đổi sốChuyển đổi số trong quản lý và dạy học ở Hương Trà

Hương Trà đẩy mạnh ứng dụng CNTT gắn với cải cách thủ tục hành chính

Tạo nền tảng số

Xác định CĐS là xu thế tất yếu, tạo động lực cho sự phát triển, UBND thị xã Hương Trà đã ban hành các Kế hoạch, Chương trình hành động để triển khai thực hiện nhiệm cụ CĐS đến 2025, tầm nhìn đến 2030. Trên cơ sở đó, địa phương đã tổ chức các hội nghị về CĐS để thống nhất phương án triển khai phù hợp với điều kiện thực tế; xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, lộ trình thực hiện CĐS theo từng năm.

Theo Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà Nguyễn Duy Hùng, thời gian qua, địa phương tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT, gắn với cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nhằm hoàn thiện chính quyền điện tử và cung cấp dịch vụ công (DVC) phục vụ người dân, tổ chức.

Đến nay, tất cả các cơ quan và các đơn vị trực thuộc thị xã đồng bộ kết nối hạ tầng băng thông rộng trên mạng chuyên dùng của tỉnh, đáp ứng triển khai ứng dụng CNTT và dịch vụ số, đảm bảo an toàn thông tin. UBND thị xã cũng đang triển khai Trung tâm Điều hành đô thị thông minh và hệ thống camera nhằm theo dõi, giám sát an ninh trật tự, phòng, chống thiên tai trên địa bàn. Xây dựng hệ thống phòng họp số, họp trực tuyến giữa cấp huyện và cấp xã với 9 điểm cầu. Địa phương cũng đưa tài liệu họp thông minh đối với các cuộc họp của Thị ủy, HĐND, UBND thị xã.

Hệ thống thông tin DVC được chuẩn hóa theo các quy định mới của quốc gia, số hóa dữ liệu theo hướng chuẩn hóa lưu trữ điện tử, hồ sơ điện tử và tích hợp các dịch vụ khác vào cổng DVC đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức trong sử dụng và tra cứu DVC. “Địa phương cũng đã thành lập 72 Tổ công nghệ số cộng đồng ở 9 xã, phường với 388 thành viên, góp phần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân tiếp cận thanh toán không dùng tiền mặt đối với các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, viễn thông... Ngoài ra, lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, văn hóa thông tin cũng được đang dần được số hóa, như: trạm y tế được quản lý trên hệ thống phần mềm của ngành y tế, người dân được cấp mã số hồ sơ sức khỏe điện tử; giáo viên, học sinh được quản lý bằng hồ sơ số với định danh thống nhất thông qua Hue-S hay việc xây dựng kế hoạch số hóa di tích lịch sử - cách mạng trên địa bàn”, ông Hùng nói.

Song song với phát triển chính quyền số, Hương Trà cũng tiếp cận thực hiện xã hội số và kinh tế số. Trong kinh tế số, thị xã sẽ từng bước đưa hoạt động của các lĩnh vực, ngành nghề chuyển đổi phương thức từ truyền thống sang ứng dụng công nghệ số. Phấn đấu đến 2025, 100% cán bộ, công chức, viên chức có smartphone triển khai các hoạt động công vụ trên nền tảng Hue-S; 50% người dùng thiết bị di động thông minh được tiếp cận với các dịch vụ chính quyền điện tử, các dịch vụ thông minh và giao tiếp trên môi trường mạng…

Phấn đấu là nhóm dẫn đầu về chuyển đổi số

Thị xã Hương Trà luôn nằm trong nhóm các huyện, thị, thành phố đứng đầu về mức độ chính quyền điện tử. Năm 2021, Hương Trà là địa phương dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính kể từ khi bảng xếp hạng đánh giá chấm điểm hàng năm được đưa vào thực hiện.

Hương Trà đặt mục tiêu CĐS bao gồm phát triển chính quyền số, kinh tế số và xây dựng xã hội số trong các ngành, lĩnh vực. Phấn đấu đến năm 2030, sẽ CĐS đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn thị xã, đưa Hương Trà trở thành địa phương thuộc nhóm đầu trong khối huyện, thị, thành phố của tỉnh về CĐS.

Chánh Văn phòng UBND thị xã Trần Ngọc Huyến thông tin, hiện UBND thị xã Hương Trà đang triển khai xây dựng bộ phận IOC tại Hương Trà và đã cấp vốn, giao Công an thị xã triển khai dự án lắp đặt camera đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Sở Thông tin và Truyền thông sẽ kết nối hệ thống camera đầu tư mới của dự án và lưu trữ tập trung tại hệ thống lưu trữ của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) do sở quản lý.

Tại buổi làm việc của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình với UBND thị xã Hương Trà về ứng dụng CNTT và triển khai CĐS trên địa bàn vừa qua, ông Nguyễn Thanh Bình đánh giá cao kết quả CĐS của thị xã thời gian qua, đồng thời, đề nghị các cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu cần hiểu rõ và thể hiện tính tiên phong trong ứng dụng CNTT và CĐS, đưa CĐS trở thành khâu đột phá tại thị xã.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đề nghị thị xã ưu tiên bố trí nguồn lực cho CĐS, riêng đối với tổ công nghệ số, lưu ý việc thành lập và hoạt động phải đảm bảo tính hiệu quả, tránh hình thức; đồng thời có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để phát huy hiệu quả hoạt động của tổ công nghệ số. “Việc xây dựng bộ phận IOC tại Hương Trà, tỉnh sẽ hỗ trợ kỹ thuật, địa phương lo hạ tầng thiết yếu, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ hỗ trợ kết nối, liên thông dữ liệu. CĐS lấy người dân làm gốc, vì vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ hơn về CĐS và tích cực tham gia”, ông Bình nói.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số

Sở Tư pháp đã và đang có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp đối với từng lĩnh vực, nhóm nhiệm vụ trong công tác chuyển đổi số (CĐS); qua đó, góp phần xây dựng ngành tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, lấy lợi ích của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số
Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh

Dù là xu hướng của tương lai, song để chuyển đổi giao thông xanh không phải là điều đơn giản. Ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Thừa Thiên Huế đã có những trao đổi về chiến lược của tỉnh trong lĩnh vực này.

Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh
Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
Return to top