ClockThứ Ba, 24/07/2018 11:02

Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN

TTH.VN - Sáng 24/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến về "Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại”. Tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của ASEANThương mại dẫn đầu chương trình nghị sựMạnh dạn xây dựng một thể chế đột phá, tạo động lực phát triểnBàn giải pháp thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến về "Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại”. Ảnh: VGP

Cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia

Hội nghị nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cải cách hành chính (CCHC), tìm kiếm giải pháp cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh; tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động vận tải và thương mại; phục vụ tốt hơn, thực chất hơn cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo Bộ Tài chính, hiện có 11 bộ, ngành đã kết nối và thực hiện 53 thủ tục hành chính với gần 1,26 triệu hồ sơ của 22.000 doanh nghiệp được xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Riêng Bộ Tài chính, tất cả các quy trình thủ tục hải quan đã kết nối Cơ chế một cửa quốc gia với 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc.

Về cơ chế một cửa ASEAN, từ ngày 1/1/2018, Việt Nam đã chính thức trao đổi thông tin thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D với 4 nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Đến ngày 10/6, tổng số C/O Việt Nam nhận từ 4 nước nêu trên là 28.509 C/O, tổng số C/O gửi tới 4 nước là 14.392 C/O. 

Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN bước đầu đã thực sự mang lại những hiệu quả to lớn trong công tác CCHC. Doanh nghiệp không còn phải trực tiếp làm việc với từng cơ quan nhà nước để hoàn thành các thủ tục hành chính (TTHC), nhờ đó giảm được chi phí, thời gian, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.

Tuy nhiên, có thể thấy, việc các bộ, ngành triển khai thực hiện các TTHC qua Cơ chế một cửa quốc gia chưa phải là cao (53) trong khi mục tiêu đến cuối năm là khá lớn (143). Theo phản ánh của các doanh nghiệp, việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia vẫn chưa đi vào thực chất. Khi thực hiện một số thủ tục vẫn ở tình trạng “nửa vời”, bên cạnh việc gửi hồ sơ điện tử, doanh nghiệp vẫn bị yêu cầu phải xuất trình hồ sơ, chứng từ giấy.

Thậm chí, trong khi thực hiện, còn nhiều yêu cầu về thông tin chứng từ dư thừa, chồng chéo giữa các cơ quan; mức độ tiêu chuẩn hóa, đơn giản hóa, hài hòa hóa quy trình thủ tục còn thấp. Năng lực chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý trong thực hiện TTHC còn yếu.

Ứng dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Tại hội nghị, các đại biểu thống nhất mục tiêu tổng quát là tất cả các TTHC liên quan đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện thông qua cơ chế một của quốc gia dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.

Tham gia và triển khai đầy đủ cơ chế một cửa ASEAN theo đúng cam kết và lộ trình thực hiện của các nước ASEAN; sẵn sàng về mặt kỹ thuật để kết nối và trao đổi thông tin với các đối tác thương mại khác ngoài ASEAN theo các hiệp định và thỏa thuận Việt Nam tham gia.

Toàn bộ cơ quan chính phủ liên quan trực tiếp và gián tiếp sử dụng thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh người và phương tiện vận tải được kết nối và chia sẻ thông tin quản lý nhà nước qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo nguyên tắc chỉ kiểm tra tại cửa khẩu đối với các mặt hàng tác động đến an toàn xã hội, an ninh quốc gia, phải kiểm dịch hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Đối với các mặt hàng khác, việc kiểm tra về chất lượng, hợp chuẩn, quy hợp chuyển sang hậu kiểm hoặc dựa trên đánh giá mức độ tuân thủ doanh nghiệp, mức độ rủi ro của hàng hóa theo từng thời kỳ và phải dựa trên hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thì phải có phương pháp kiểm tra công khai, minh bạch.

Đến hết năm 2020, hoàn thành triển khai tất cả các thủ tục hành chính của các bộ, ngành tham gia quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Đồng thời, Đến 2020, 100% các thủ tục hành chính thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia thu phí, lệ phí bằng phương thức điện tử.

Mô hình kết nối Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN

Hội nghị sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa cải cách TTHC của Chính phủ theo Nghị quyết số 19/NQ-CP, đồng thời đưa ra các giải pháp hiệu quả khắc phục những tồn tại, hạn chế và tìm ra giải pháp triển khai hiệu quả hơn nữa Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.

Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2018, các bộ, ngành sẽ sớm hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định về thực hiện các TTHC thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trình Thủ tướng ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về vấn đề này. Trên cơ sở Kế hoạch hành động của Chính phủ, các bộ, ngành xây dựng Kế hoạch hành động của đơn vị mình và tổ chức thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN YOSHIHIDE SUGA THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM:
Tập trung vào hợp tác kinh tế và quốc phòng

Hãng Thông tấn Nhật Bản Japan Times đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 19/10 đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Thủ đô Hà Nội; trong đó, hai nhà lãnh đạo tập trung thảo luận về hợp tác kinh tế và quốc phòng.

Tập trung vào hợp tác kinh tế và quốc phòng
Biến cơ chế đặc thù thành lợi thế phát triển

Tại buổi làm việc cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với cán bộ chủ chốt tỉnh ngày 8/2, lãnh đạo các bộ, ngành có nhiều ý kiến đóng góp những vấn đề lớn nhằm triển khai những thể chế, giải pháp đặt ra để thực hiện tốt Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Biến cơ chế đặc thù thành lợi thế phát triển
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia buồn với các gia đình nạn nhân thiệt mạng tại Anh

Ngay sau khi Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và Bộ Ngoại giao báo cáo về việc cảnh sát hạt Essex thông báo có nạn nhân người Việt, chưa xác định danh tính cụ thể trong vụ 39 người thiệt mạng trên một xe tải tại Đông Bắc London, Anh. Từ Bangkok (Thái Lan), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình các nạn nhân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia buồn với các gia đình nạn nhân thiệt mạng tại Anh

TIN MỚI

Return to top