ClockChủ Nhật, 10/07/2016 09:09

Thúc đẩy nguồn lực FDI

TTH - 11,284 tỷ USD là tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm và theo Cục Đầu tư nước ngoài, nguồn vốn này đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Nguồn tin khác từ Hệ thống thông tin về đầu tư nước ngoài cũng cho thấy, tính đến quá trung tuần tháng 6 vừa qua, cả nước có 1.145 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 7,5 tỷ USD và 535 lượt dự án FDI đang hoạt động đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm gần 3,79 tỷ USD. Theo đánh giá của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, đây được xem là một chuyển động tích cực trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Không thể so sánh với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên - những tỉnh, thành phố nằm trong top đầu, việc thu hút nguồn vốn FDI của Thừa Thiên Huế vẫn còn chừng mực, nếu không nói là còn khá lận đận dù có những lợi thế so sánh riêng. Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến tháng 6/2016, tỉnh đã cấp phép mới 4 dự án FDI (giảm 1 dự án so với cùng kỳ năm 2015), tổng mức đầu tư là 11,3 triệu USD và con số này giảm 3 lần so với cùng kỳ. Lũy kế trên địa bàn đến nay có 48 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 23 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng, 16 dự án ngừng hoạt động với tổng vốn đăng ký 2.631 triệu USD và tổng vốn thực hiện trên địa bàn đạt trên 800 triệu USD.

Cũng cần phải nhận thấy rằng, độ chững trong việc thu hút FDI không chỉ là vấn đề của Thừa Thiên Huế mà còn là vấn đề của các tỉnh miền Trung nói chung và 4 tỉnh đang bị tác động trực tiếp của sự cố môi trường biển. Đây cũng là thời điểm mà các nguồn lực đầu tư FDI (đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) vốn được xem là nhanh chóng tạo ra được những thay đổi về sự phát triển lên nền kinh tế của cả nước sẽ được xem xét, cân nhắc một cách cẩn trọng về các yếu tố an ninh, trốn thuế, chuyển giá và nhất là những tác động về môi trường. Sự tăng trưởng của nền kinh tế, trong đó có việc thu hút nguồn lực FDI chắc chắn sẽ được “đo đếm” một cách cần thiết và cẩn trọng hơn. Đây cũng là những vấn đề được đặt ra trong các phiên thảo luận, tìm kiếm đối tác đầu tư tại tọa đàm xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Thừa Thiên Huế do Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh phối hợp tổ chức vào ngày 2/7 vừa qua. Thông tin tốt từ tọa đàm này là ban tổ chức đã tổ chức thành công việc kết nối kinh doanh với một số tập đoàn và doanh nghiệp trong việc tìm hiểu để đầu tư vào hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, vào công nghiệp may mặc, du lịch và các dịch vụ về nông nghiệp, đóng tàu và bất động sản...

Luôn chào đón, đồng hành cùng với các doanh nghiệp khi đến tìm hiểu và đầu tư vào Thừa Thiên Huế là điều mà Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao khẳng định và cam kết tại tọa đàm lần này, bên cạnh đó là sự song hành với những động thái tích cực khác trong mối quan tâm và ưu tiên của tỉnh về không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư nghiên cứu và triển khai dự án bằng những chủ trương, chính sách linh động nhất. Đây có thể xem là những nỗ lực để chào đón, mời gọi và thúc đẩy nguồn lực đầu tư FDI và là đặt ra những tiền đề quan trọng tại Hội nghị xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch Thừa Thiên Huế sẽ được tổ chức vào đầu tháng 8 tới đây.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển
Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ

Không phải đợi đến lúc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị mà từ trước đó, Thừa Thiên Huế đã đặt mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN). Cơ sở để hiện thực hóa kỳ vọng này là vì Thừa Thiên Huế có đội ngũ trí thức hùng hậu, có cơ sở hạ tầng, thiết chế về khoa học công nghệ, cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày đầu năm 2024, nhất là sau hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Điều này đủ để thấy, Ngân hàng Nhà nước coi đây là giải pháp quan trọng và xuyên suốt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ
Thúc đẩy phát triển du lịch tàu biển

Du lịch tàu biển giữ vai trò quan trọng trong thu hút, gia tăng lượng khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế. Đồng thời, góp phần quảng bá các sản phẩm du lịch, thương hiệu du lịch mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp khai thác và giá trị cộng hưởng lợi ích cho địa phương.

Thúc đẩy phát triển du lịch tàu biển
Return to top