ClockThứ Sáu, 25/12/2020 07:15

Thúc đẩy thị trường tái chế, tái sử dụng

TTH - Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn là một trong những giải pháp quan trọng nhất trong hệ thống quản lý chất thải cũng như thực hiện các chính sách về kinh tế chất thải.

Tái chế phế liệu, bảo vệ môi trườngQuản lý rác thải trên sông bằng bẫy rác

Rác “cồng kềnh” từ sinh hoạt ngày càng nhiều khiến việc xử lý càng tốn kém và lãng phí

Ngày trước, nền kinh tế của chúng ta còn nhiều khó khăn. Nhất là những năm sau ngày giải phóng, các gia đình đều lo tập trung vào cái ăn chứ ít có điều kiện sắm sửa các vật dụng như nệm, giường, tủ bàn, tivi, tủ lạnh, xe đạp... Vì thế, trước đây những loại rác từ các vật dụng chưa xuất hiện, thậm chí nhiều người dân còn tận dụng hàng cũ từ nước ngoài đưa về sử dụng. Bây giờ, đời sống vật chất của người dân được nâng lên, nhu cầu mua mới, thay mới do hư hỏng hay muốn “lên đời” đã xuất hiện những loại rác gia dụng “cồng kềnh”, như chăn nệm, bàn ghế... khó xử lý, tiêu tốn diện tích đất chôn lấp, xen lẫn cùng rác hữu cơ, vô cơ dễ xử lý.

 Để thực hiện công tác quản lý chất thải rắn, nhiều quốc gia đã ban hành khung pháp lý, đưa ra các chính sách tăng cường tái chế để thúc đẩy tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu chất thải. Ở một số nước phát triển, như Nhật Bản, Hàn Quốc ban hành nhiều đạo luật thúc đẩy tái chế chất thải như: Tái chế thực phẩm, tái chế container và bao bì, tái chế các loại thiết bị gia dụng, tái chế phương tiện hết hạn, tuần hoàn tài nguyên xe cộ và sản phẩm điện và điện tử...

Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn là một trong những giải pháp quan trọng nhất trong hệ thống quản lý chất thải cũng như thực hiện các chính sách về kinh tế chất thải.

Ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế thời gian qua cũng đã thực hiện nhiều chương trình, hoạt động thúc đẩy tái chế, tái sử dụng, song quy mô còn nhỏ lẻ, chưa chuyên nghiệp, chưa đem lại chuyển biến lớn.

Các chuyên gia về môi trường chỉ ra rằng, muốn duy trì có hiệu quả mô hình này đòi hỏi một thị trường tái chế chất thải rắn có sự tham gia của các chủ thể dựa trên nhu cầu về nguồn cung và sử dụng các sản phẩm tái chế, như: cơ sở thu gom chất thải, các nhà máy tái chế và các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành sản xuất đồ hộp, giấy, dệt, vật liệu xây dựng...

Để thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm từ tái chế, nhiều nước cũng đã áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích thông qua chương trình mua sắm công. Có nghĩa, Nhà nước và các cơ quan nhà nước sẽ là nhóm khách hàng tiêu thụ tiên phong, tiếp đó là tới doanh nghiệp, người dân. Các sản phẩm tái chế được gắn nhãn xanh hoặc logo, biểu tượng đặc trưng giúp người tiêu dùng dễ nhận biết. Cùng với đó, chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế... sẽ giúp các sản phẩm tái chế có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường.

Bên cạnh hướng đến thúc đẩy tái chế, ngành môi trường đang áp dụng công cụ luật, kiểm soát, giáo dục truyền thông và công cụ tài chính trong quản lý chất thải rắn. Chẳng hạn, tăng thuế sản phẩm bao bì khó phân hủy, ký quỹ bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp có phát sinh nguồn thải, tác động đến môi trường trong quá trình hoạt động...

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, trong đó liên quan đến thu phí rác thải dựa trên khối lượng thay cho việc thu phí “cào bằng” theo hộ như hiện nay. Cách tính phí này là giải pháp để giảm khối lượng rác thải phát sinh và dựa trên nguyên tắc kinh tế là “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, càng thải nhiều rác sẽ phải đóng phí càng nhiều.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập huấn tái chế rác thải nhựa

Hoạt động trên được Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày 27/3 nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Tập huấn tái chế rác thải nhựa
Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3
Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài

Theo kế hoạch hành động vừa được Nội các Trung Quốc công bố, Trung Quốc sẽ tiếp tục rút ngắn danh sách cấm đối với đầu tư nước ngoài và thực hiện các chương trình thí điểm nhằm tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn cho các công ty toàn cầu trong lĩnh vực đổi mới khoa học và công nghệ.

Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài

TIN MỚI

Return to top