Thế giới

Thúc đẩy thương mại miễn thuế các mặt hàng thiết yếu cho COVID-19 tại APEC

ClockThứ Hai, 22/02/2021 09:47
TTH.VN - Theo thông tin mới đăng tải trên trang CNA, New Zealand sẽ sử dụng nền tảng của mình với cương vị là chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trong những tháng tới để tìm kiếm cách tiếp cận toàn cầu đối với vaccine COVID-19 nhằm loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa cần thiết để chống lại đại dịch COVID-19 đang diễn biến vô cùng nghiêm trọng.

Những cam kết & mong chờ của thế giớiĐoàn kết để tái sinh cộng đồng kinh tế châu Á - Thái Bình DươngTổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19Ấn Độ tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 cho 340.000 nhân viên y tếCập nhật COVID-19: Nhật Bản tiêm vaccine cho nhân viên y tế

Tạo điều kiện và thúc đẩy tiến trình tiêm chủng vaccine COVID-19 là cách cứu mọi người khỏi đại dịch. Ảnh minh họa: AP/Báo Nhân dân 

Là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc kiềm chế đại dịch lây lan, New Zealand cho biết sẽ đưa ra đề xuất tại diễn đàn – sự kiện mà nước này sẽ chủ trì tổ chức theo hình thức trực tuyến vào năm nay – giữa bối cảnh xuất hiện những lo ngại rằng các quốc gia nhỏ hơn có thể sẽ bị tụt hậu và bị bỏ lại phía sau trong tiến trình tiêm chủng cho người dân.

“Thông điệp của chúng tôi là để đối phó với đại dịch toàn cầu như thế này, chúng ta cần sự tham gia toàn cầu nhiều hơn. Thương mại sẽ không thể giải quyết khủng hoảng này, nhưng đại dịch có thể giúp đỡ rất nhiều”, Vangelis Vitalis, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand – người chủ trì Hội nghị các quan chức cấp cao APEC 2021 cho biết.

Theo đó, New Zealand đề xuất đưa các lô hàng thuốc men, thiết bị y tế và phẫu thuật, sản phẩm vệ sinh và nhiều loại sản phẩm khác giữa 21 nước thành viên APEC trở thành sản phẩm miễn thuế, cùng lúc nới lỏng các hạn chế khác khi các lô hàng này được vận chuyển xuyên quốc gia.

Đề xuất sẽ phải được đồng ý trong vài tháng tới để được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC diễn ra vào tháng 5/2021.

Năm ngoái, một số quốc gia APEC đã cam kết giữ cho chuỗi cung ứng COVID-19 tiếp tục được mở cửa và loại bỏ các hạn chế thương mại đối với các sản phẩm thiết yếu, đặc biệt là sản phẩm y tế. Tuy nhiên kể từ thời điểm đó đến nay vẫn chưa có động thái nào được hiện thực hóa. Chỉ có New Zealand và Singapore đã triển khai hành động, cụ thể là loại bỏ thuế quan áp lên hơn 120 sản phẩm mà họ cho là cần thiết, thiết yếu.

“Đáng lo ngại là chỉ có hai quốc gia nhỏ triển khai hành động”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand Vangelis Vitalis nhận định.

New Zealand bày tỏ muốn thiết lập một tuyên bố cấp bộ, trong đó liệt kê các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu cho đại dịch. Tuyên bố cũng sẽ giúp nới lỏng sự di chuyển của vaccine COVID-19 qua các cảng hàng không và cảng biển.

Bất chấp các nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm mục tiêu đảm bảo các quốc gia nhỏ và các nước nghèo vẫn sẽ nhận được sự chia sẻ về vaccine, các nước giàu hơn vẫn đã tích trữ vaccine và các mặt hàng thiết yếu, khiến các nước nhỏ đối mặt với khó khăn khi tiếp cận các sản phẩm này.

Trong một diễn biến có liên quan, New Zealand đã bắt đầu tiêm chủng cho lao động tại biên giới vào ngày 20/2. Tuy nhiên, phần lớn trong số 5 triệu dân nước này không kỳ vọng sẽ được tiêm chủng cho đến nửa cuối năm nay.

Ông Vangelis Vitalis cho biết “chủ nghĩa dân tộc về vaccine” không có lợi cho bất kỳ ai.

Mặc dù thuế vaccine thấp, nhưng các thiết bị như ống tiêm, kim tiêm và găng tay y tế sẽ bị tính phí đáng kể. Điều này có thể làm cản trở quá trình tiêm chủng.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện 100 loài sinh vật biển mới ở New Zealand

Sau chuyến thám hiểm ở vùng biển Bounty Trough ngoài khơi bờ biển Đảo Nam của New Zealand, một nhóm các nhà khoa học cho biết đã phát hiện ra 100 loài mới, và con số này có khả năng còn tăng lên nữa.

Phát hiện 100 loài sinh vật biển mới ở New Zealand
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Thủ tướng Christopher Luxon chủ trì lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức New Zealand

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 11/3, giờ địa phương, tại Nhà Quốc hội ở Thủ đô Wellington, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon và Phu nhân đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức New Zealand từ ngày 10 đến ngày 11/3.

Thủ tướng Christopher Luxon chủ trì lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức New Zealand
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Return to top