ClockThứ Tư, 18/05/2022 17:08

Thực hiện các chính sách tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ

TTH.VN - Ngày 18/5, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự và phát biểu tại Hội nghị. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Thúc đẩy giải ngân vốn khôi phục và phát triển kinh tếBổ sung 170 tỷ đồng cho vay theo Nghị quyết 11Nhanh chóng hỗ trợ & “rót” nguồn vốn đúng địa chỉĐáp ứng mong mỏi của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Để nền kinh tế sớm phục hồi và tăng trưởng trở lại, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ (Nghị quyết số 11). Chương trình đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp, phương án huy động và bố trí nguồn lực thực hiện từng nhiệm vụ hỗ trợ cụ thể; trên tinh thần đó, nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp đã được ban hành, trong đó có các chính sách tín dụng ưu đãi cho đối tượng vay vốn tại NHCSXH.

Đến nay, NHCSXH đã thực hiện giải ngân các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11 hơn 2.335 tỷ đồng; trong đó, cho vay hỗ trợ tạo việc làm 2.033 tỷ đồng với 40.000 khách hàng được vay giải quyết tạo việc làm cho trên 58.000 lao động. Cho vay HSSV mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến 155 tỷ đồng cho 14.500 hộ với 15.560 máy tính. Cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo Nghị định số 100 của Chính phủ là 140 tỷ đồng với 794 khách hàng vay. Cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 là 7,6 tỷ đồng.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao việc Hội đồng quản trị NHCSXH chuẩn bị và tổ chức hội nghị toàn quốc để triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ. Đồng thời, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan  tập trung huy động các nguồn lực để tổ chức triển khai cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các địa phương cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH nhằm bổ sung nguồn vốn để cho vay các đối tượng chính sách; NHCSXH tổ chức thực hiện cho vay kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng đảm bảo công khai, minh bạch; cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan ban ngành của địa phương phối hợp chặt chẽ cùng NHCSXH triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11 trên địa bàn…

Tin, ảnh: L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương

Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua 9 luật và 11 nghị quyết, quy định những nội dung rất quan trọng. Để gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả thì việc đưa luật vào cuộc sống đóng vai trò quan trọng. Xung quanh vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu.

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương
Return to top