Thế giới

Thực phẩm cứu trợ cho Nepal bị phát hiện kém chất lượng

ClockThứ Năm, 04/06/2015 15:42
TTH.VN - Một khối lượng lớn thực phẩm được gửi từ Ấn Độ, Bangladesh và Anh để viện trợ cho các nạn nhân trận động đất tại Nepal bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn.

Kathmandu Post đưa tin hôm nay (4/6), Cục Công nghệ thực phẩm và Kiểm định chất lượng (DFTQC) Nepal tìm thấy những dấu hiệu bất thường sau khi tiến hành một cuộc kiểm tra kéo dài từ 5/5 đến 1/6.

Thực phẩm cứu trợ được gửi đến Nepal - Ảnh: AP

Trong thời gian nói trên, DFTQC đã phát hiện và tiêu hủy 120 kg thực phẩm cứu trợ không đạt tiêu chuẩn nhận từ Ấn Độ tại cảng Birgunj gồm 30 kg bánh mỳ, 10 kg mì gói, 30 kg kẹo, cùng với 50 kg đồ ăn nhẹ, bột mì và yến mạch hết hạn.

Ngoài ra, cơ quan còn phát hiện thêm 107 bao tải chứa 5,35 tấn gạo được gửi từ chính phủ Bangladesh bị nấm mốc không thể sử dụng.
Ông Purna Chandra Wasti, nhà phát ngôn của DFTQC cho biết, Cục đã chỉ đạo các cơ quan chức năng để tiêu hủy những thực phẩm này trước khi chúng được sử dụng. Cục cũng cấm việc phân phối mì gói không ghi hạn sử dụng được gửi từ Ấn Độ.
Ngoài ra, một số thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn được gửi từ Anh cũng bị cấm vì hết hạn sử dụng.
"Nhãn mác thực phẩm bị phát hiện không khớp giữa bên trong với bên ngoài sản phẩm và thời hạn sử dụng cũng không được cung cấp đầy đủ. Chúng tôi sẽ tiếp tục lấy các mẫu thử để xét nghiệm", ông Wasti cho biết thêm.
Thanh Ngân (lược dịch từ The Kathmandu Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top