ClockThứ Năm, 22/12/2016 09:04

Thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam

TTH.VN - Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao hàng đầu thế giới với khoảng 15,3 triệu người. Tỷ lệ người hút thuốc lá thụ động tại nhà là 67,6% (33 triệu người) và tại nơi làm việc là 49,0% (5 triệu người). Theo tổ chức y tế thế giới tại hàng năm Viêt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá, dự báo đến năm 2030 con số này có thể tăng lên tới 70.000 người/năm.

Tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam như thế nào?

Kết quả Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 2015 cho thấy: So với năm 2010, tỷ lệ hút thuốc ở cả nam và nữ có xu hướng giảm từ 23,8% xuống 22,5%, tỷ lệ hút thuốc lá điếu chung giảm từ 19,9% xuống 18,2%. Điều tra năm 2015 cũng cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá thụ động giảm đáng kể ở tất cả địa điểm. Giảm mạnh nhất là tại trường đại học với mức giảm từ 54,3% xuống 37,9%; trên các phương tiện giao thông công cộng giảm từ 34,4% xuống 19,4%. Đặc biệt, tại các khu vực thành thị: Tỷ lệ hút thuốc chung giảm đáng kể từ 23,3% xuống 20,6%. Bên cạnh đó, nhận thức về tác hại đến sức khỏe của việc hút thuốc và hút thuốc thụ động cũng tăng so với năm 2010. Tỷ lệ người tin rằng hút thuốc gây các bệnh đột quỵ, tim mạch và ung thư phổi tăng từ 55,5% lên 61,2%. Tỷ lệ người tin rằng hút thuốc thụ động gây các bệnh ngu y hiểm tăng từ 87,0% lên 90,3%.

Hình thức sử dụng thuốc lá nào phổ biến tại Việt Nam?

Tại Việt Nam, hai hình thức hút thuốc lá phổ biến nhất đó là: thuốc lá điếu và thuốc lào bên cạnh đó là việc hút thuốc lá được cuộn bằng tay (hình thức này người sử dụng dùng lá thuốc cuốn lại từng cuộn, thái mỏng ra để hút hoặc cuốn lại từng điếu nhỏ để sử dụng). Mỗi năm có đến 12,5 triệu người hút thuốc lá điếu được sản xuất tại các nhà máy, 4,1 triệu người hút thuốc lào và 772.000 người hút thuốc lá tự cuộn bằng tay.

Việc hút thuốc lá ảnh hưởng đến kinh tế như thế nào?

Bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá làm mất đi  hơn 1,5 triệu năm sống khỏe mạnh của người Việt Nam, chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong tại Việt Nam. Chi phí ngân sách hằng năm để điều trị 3 bệnh điển hình trong số 25 loại bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá là 2.304 tỷ đồng.  Và mỗi năm người hút thuốc tiêu mất khoảng 4,930,875 đồng.

Những hệ lụy nào do việc hút thuốc lá gây ra?

Thuốc lá là nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ con người và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong sớm trên toàn thế giới. Các nghiên cứu cho thấy hơn 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do sử dụng thuốc lá gây ra. Bên cạnh đó việc hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, vô sinh ở  nam và nữ, các bệnh về tim mạch. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư và tử vong do ung thư…

Văn Cương (TTTTGDSK)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”

Lần đầu tiên một cuộc thi vẽ tranh phòng, chống tác hại thuốc lá với sự phối hợp, hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh triển khai ở bốn huyện, thị xã tạo nên một sân chơi bổ ích cho học sinh trung học cơ sở. Hơn 10.000 bức tranh tham dự thể hiện ước mơ về một môi trường sống, học tập lành mạnh không khói thuốc.

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”
Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn

Ai cũng biết tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, muốn bỏ hút thuốc lá không dễ, đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn. Anh Hồ Văn Tấn (40 tuổi, Lê Thánh Tôn, TP. Huế) hút thuốc lá hơn 20 năm kể, anh hút hồi học phổ thông, rồi nghiện. Khi còn trẻ, anh chỉ hút rất ít, nhưng lúc đi làm, gặp áp lực trong công việc, anh hút nhiều hơn, khoảng một gói mỗi ngày. Việc hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân gây bất hòa chính của vợ chồng anh. Vợ anh Tấn không ưa mùi khói thuốc. Ðỉnh điểm của mâu thuẫn khi vợ anh Tấn mang thai, cô ấy lo lắng khói thuốc lá gây nhiều nguy cơ dị tật cho đứa con trong bụng. Một lần làm căng với chồng, cô than thở: “Biết thế đã không lấy ông ghiền thuốc lá”.

Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn
Điều trị COPD hiệu quả, phải bỏ hút thuốc

Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Có 15% người hút thuốc lá mắc COPD và 90% người mắc COPD có tiếp xúc với thuốc lá. Ở Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế, mỗi năm có hơn 4.000 người đến khám, chữa bệnh, trong đó có nhiều người hút thuốc và nhiều người bị các bệnh về phổi do nguyên nhân này.

Điều trị COPD hiệu quả, phải bỏ hút thuốc
Sử dụng thuốc lá điện tử: Các bạn trẻ hãy dừng lại

Tò mò, hiếu kỳ, thử cảm giác mới… đó là thực tế hiện nay của không ít thanh, thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT). Loại thuốc lá này được rao bán tràn lan, công khai trên mạng xã hội đã gây nên những hệ lụy không đáng có đối với thanh, thiếu niên.

Sử dụng thuốc lá điện tử Các bạn trẻ hãy dừng lại

TIN MỚI

Return to top