ClockThứ Sáu, 07/07/2017 10:10

Thùng xin... rác

TTH - Nhiều người ví, mặc dù du lịch là ngành công nghiệp không khói nhưng thực tế lại đang sinh khói. Nhiều điểm du lịch đang có nguy cơ ô nhiễm do rác thải du khách thải ra bừa bãi.

 

Thời gian gần đây, xu hướng tắm suối, sở thích khám phá những dòng thác, cánh rừng hoang sơ được nhiều người lựa chọn. Ngoài những khu suối tắm đã được thành lập ban quản lý, vẫn còn nhiều điểm chưa đưa vào khai thác nhưng đã thu hút nhiều dấu chân du khách tìm đến khai phá.

Một số điểm nếu có tổ thu gom rác, làm vệ sinh môi trường thì tạm ổn. Nhưng những nơi chưa có đội ngũ này thì lượng rác thải đang tăng và nằm nhếch nhác dọc những lối đi, hai bên khe suối...

Thường lúc đi, du khách mang theo nhiều thức ăn, vật dụng, nhưng đến khi về, họ bỏ lại những thứ không còn sử dụng hoặc không cần thiết, như túi ni lông, giấy gói, vỏ lon, chai, thức ăn thừa...

Những du khách nào có ý thức thì sau cuộc chơi, tắm mát, ăn uống tại chỗ, họ thu dọn, gói gọn những túi rác mang ra khỏi rừng để vứt đúng nơi quy định. Có những nhóm khách thu gom rác lại một chỗ nhưng không tìm được thùng rác, nên đành “ném tạm” xuống đất hoặc ở những góc khuất. Người vô ý thức thì tiện đâu vứt đó, xả bừa bãi trên mặt suối, bên hóc đá...

Trò chuyện với những hộ kinh doanh dịch vụ ở một số khu du lịch tắm suối, phần lớn họ rất quan tâm và mong muốn giữ gìn vệ sinh môi trường thật sạch đẹp để tạo thiện cảm, thu hút du khách đến tham quan, tắm mát và sử dụng dịch vụ, thức ăn, đồ uống trong những lần tiếp theo.

Thế nên, không trông đợi vào ý thức của du khách, việc trước tiên họ cần làm là chủ động thu gom “hiện trường” sạch sẽ sau những cuộc vui của du khách. Tiếp đến là tuyên truyền trực quan bằng cách treo bảng cấm xả rác, áp-phích tại các điểm “bắt mắt”, dọc các tuyến đường đến khu du lịch. Đối với những khu vực hoang sơ, nhiều người cho rằng nên đầu tư, bố trí những thùng đựng rác tại một số điểm hợp lý để phục vụ du khách, hạn chế ô nhiễm nguồn nước, không khí nếu chưa được thu gom xử lý kịp thời.

Điều thú vị khi đặt chân đến khu du lịch Vườn quốc gia Bạch Mã là dòng chữ  “Không lấy gì ngoài những tấm ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân” được gắn dọc những lối đi, điểm dừng chân. Hình ảnh này là lời nhắc nhở đối với mỗi du khách trong việc tôn trọng, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường trong suốt hành trình tham quan, khám phá tại đây. Tất nhiên, để thuận tiện cho du khách vứt rác, ban quản lý vườn bố trí những “thùng xin rác” vô cơ, hữu cơ riêng biệt được xây bằng bê tông ở những nơi có người qua lại.

Mô hình đặt thùng xin rác không chỉ có ở Bạch Mã mà đã xuất hiện ở nhiều nơi như đồi Thiên An (thị xã Hương Thủy), làng du lịch sinh thái, tắm suối ở Nam Đông, A Lưới, Phong Điền… Việc làm tuy nhỏ, nhưng đem lại lợi ích lớn và tác động đến ý thức của nhiều người.

Vì thực tế, khi có những thùng xin rác này, du khách không lý do gì không bỏ rác vào thùng để thể hiện mình là người văn minh, lịch sự. Hơn nữa, những thùng “xin rác” như thế này còn là kênh tuyên truyền, “nhắc khéo”, tạo ý thức, thói quen cho du khách bỏ rác đúng nơi đúng chỗ, giữ cho môi trường sinh thái luôn trong lành, hoang sơ, hạn chế tối đa tác động từ việc xả thải của con người.

Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn

Nhà máy xử lý rác Phú Sơn (xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng, với kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng. Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động cuối tháng 1/2024, góp phần rất quan trọng giải bài toán đầu ra cho việc xử lý rác thải hiệu quả và đảm bảo môi trường ở Thừa Thiên Huế - vấn đề nhức nhối của địa phương khi các bãi chôn lấp rác ở Thủy Phương đã đầy và cuộc sống người dân bị đảo lộn bởi mùi hôi thối từ các hố chôn lấp.

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn
Biến rác thành .. tiền

Rất vui khi cuối năm 2023, nhà máy đốt rác - phát điện tại Phú Sơn (Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng gần 1.700 tỷ đồng trên diện tích hơn 11ha đi vào hoạt động. Nhà máy này được sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi đa cấp - phát điện phù hợp với Quy chuẩn QCVN 61MT/2016/BTNMT, tiêu chuẩn khí thải đáp ứng theo tiêu chuẩn châu Âu; xử lý nước rỉ rác và tuần hoàn sử dụng trong hoạt động không phát tán mùi hôi, giải quyết việc ô nhiễm mùi ra môi trường.

Biến rác thành  tiền
Vệ sinh rác, bèo để ổn định sau lũ

Sau các đợt lũ liên tiếp, bèo, rác ứ đọng trên các sông, hồ, cầu, cống… rất nhiều, làm dòng chảy khó lưu thông, nhất là khi nước rút, ảnh hưởng đến tốc độ rút lũ của công trình. Vì thế, ngoài tập trung vệ sinh trên bộ, trên cạn, một số nơi, người dân chủ động ra quân khơi thông cầu, cống, vệ sinh ao, hồ.

Vệ sinh rác, bèo để ổn định sau lũ
TP.Huế tiếp nhận gần 140 bộ thùng phân loại rác từ WWF-Việt Nam

Sáng 11/11, UBND TP. Huế phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức tập huấn hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn và tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường 2020. Tham dự có lãnh đạo thành phố và hơn 500 đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, UBND 36 phường xã trên địa bàn.

TP Huế tiếp nhận gần 140 bộ thùng phân loại rác từ WWF-Việt Nam
Mưu sinh từ rác

Ở thị xã Hương Thủy, đặc biệt là phường Thủy Châu hiện nay có không ít phụ nữ “lo cơm” cho gia đình bằng cách đến bãi rác tìm ve chai, phế liệu. Phần lớn trong số này có hoàn cảnh khó khăn.

Mưu sinh từ rác

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top