Thế giới

Thuốc và Vaccine COVID-19 phải ưu tiên cho những ai cần chúng

ClockChủ Nhật, 12/07/2020 06:56
TTH.VN - Nhà tỷ phú Bill Gates vừa lên tiếng kêu gọi nhanh chóng sản xuất thuốc điều trị và vaccine COVID-19, và ưu tiên cung cấp cho các quốc gia và những người cần chúng, thay vì phân phối cho những ai trả giá cao hơn. Bởi nếu không đi đúng hướng, đại dịch chết người sẽ còn tiếp tục kéo dài.

Cần 30 tỷ USD để phát triển vaccine, phương pháp điều trị COVID-19WHO cảnh báo có thể 1 năm nữa thế giới mới có vaccine ngừa Covid-19WHO hy vọng sẽ phân phối hàng trăm triệu liều vaccine trước năm 2021Liên minh châu Âu EU được bảo đảm 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19Nam Mỹ là ổ dịch mới của thế giới

Cần nỗ lực đẩy mạnh và tăng tốc nghiên cứu, sản xuất thuốc, vaccine chống COVID-19 và ưu tiên cho những nước, con người cần chúng. Ảnh minh họa: ThaiPBS/ Tuổi trẻ Online

“Nếu chúng ta chỉ dành thuốc và vaccine cho người có thể trả giá cao nhất, chúng ta sẽ phải đối mặt với một đại dịch kéo dài hơn, bất công hơn, gây nên tổn thất về người nhiều hơn”, nhà sáng lập Microsoft nhận định trong một phát biểu tại hội nghị trực tuyến về COVID-19 do Hiệp hội Quốc tế về AIDS (IAS).

Chính bởi lý do này, chính phủ các nước cần đưa ra những quyết định khó khăn về phân phối thuốc dựa trên vốn chủ sở hữu, thay vì chỉ dựa trên những yếu tố định hướng thị trường.

Với hàng trăm dự án vaccine đang được tiến hành và các chính phủ ở châu Âu, Mỹ đầu tư hàng tỷ USD vào quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất, nhiều người lo ngại rằng khả năng cao các nước giàu hơn sẽ giành được các loại vaccine và thuốc chống COVID-19 mới, tốt, đẩy các nước nghèo hơn vào tình cảnh trắng tay.

Trong một thông tin khác, Ủy ban châu Âu (EC) và Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo về một cuộc cạnh tranh không lành mạnh trong việc mua thuốc và vaccine, vốn được coi là chìa khóa để cứu sống con người và giải quyết sự hỗ loạn kinh tế gây nên bởi đại dịch.

Được biết, tính đến 4h49p sáng ngày 12/7 theo giờ Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng gần 13 triệu ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới, trong đó có 566.929 ca tử vong và gần 7,5 triệu bệnh nhân đã phục hồi từ căn bệnh hô hấp chết người.

Mỹ, Brazil và Ấn Độ là 3 nước có số ca dương tính cao nhất, với Mỹ chạm mốc gần 3,4 triệu người nhiễm. Tuy nhiên, Công viên giải trí Walt Disney ở tiểu bang Florida vừa mở cửa trở lại vào thứ 7 (11/7) theo giờ địa phương, bất chấp đại dịch vẫn đang hoành hành và diễn biến vô cùng phức tạp. Cùng lúc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra cảnh báo mới rằng các nước nên đẩy mạnh hạn chế để đối phó và ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.

Ở Iran, Tổng thống nước này là ông Hassan Rouhani cũng tuyến bố rằng các nghi lễ tập trung đông người như đám cưới và đám tang sẽ bị cấm diễn ra trong thời gian tới do số ca nhiễm ở Iran đang tăng. Song vị tổng thống vẫn nhấn mạnh rằng biện pháp hạn chế sẽ được triển khai khi nền kinh tế vẫn được mở cửa.

Có cùng diễn biến dịch đang theo hướng nghiêm trọng, Croatia cũng yêu cầu người dân đeo khẩu trang bắt buộc khi sinh hoạt tại các địa điểm công cộng trong nhà từ tuần tới, bởi số ca nhiễm chưa có dấu hiệu dừng lại.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top