Thế giới

Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ 17 là bước ngoặt với quan hệ song phương hậu Covid-19

ClockThứ Sáu, 13/11/2020 09:12
Các nhà lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ đã đánh giá lại tiến bộ đạt được của mối Quan hệ Đối tác chiến lược này, trao đổi các ưu tiên hợp tác mới trong giai đoạn hậu đại dịch Covid-19.

'Tăng cường quan hệ ASEAN-Ấn Độ trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam'EU và những hợp tác mới với ASEAN

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ 17 diễn ra ngày 12/11 theo hình thức trực tuyến là sự kiện đối thoại thường niên lớn nhất trong năm giữa hai bên. Trong điều kiện đại dịch Covid-19 và những biến động địa chính trị tại khu vực gần đây, các nhà lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ đã đánh giá lại tiến bộ đạt được của mối Quan hệ Đối tác chiến lược này, trao đổi các ưu tiên hợp tác mới trong giai đoạn hậu đại dịch Covid-19.

Mối quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Ấn Độ dựa trên những di sản chung về lịch sử, địa lý và văn hóa. Và mối quan hệ này luôn là cốt lõi trong Chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ. Đây là khẳng định của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ 17 diễn ra theo hình thức trực tuyến, dưới sự chủ trì của thủ tướng Modi và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc với vai trò là Chủ tịch năm ASEAN 2020.

Thượng đỉnh ASEAN Ấn Độ lần thứ 17 diễn ra ngày 13/11 (ANI)

Nhà lãnh đạo Ấn Độ kêu gọi hai bên cùng nỗ lực thúc đẩy hợp tác về kinh tế, xã hội, kỹ thuật số, tài chính và kết nối hàng hải để xóa đi những khoảng cách đang tồn tại. Thủ tướng Ấn Độ Modi cũng nhắc đến những sự tương đồng giữa ‘Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương’ của Ấn Độ và ‘Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương’ của ASEAN trong bối cảnh những thách thức địa chính trị tại khu vực và đại dịch Covid-19 đang gây ra những biến động, cản trở sự hợp tác.

Trong buổi họp báo về kết quả Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ 17, thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ bà Riva Ganguly Das cho biết: “Đại dịch Covid-19 cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu dễ bị tổn thương như thế nào. Nó đặt ra yêu cầu chuỗi cung ứng cần phải có khả năng tự phục hồi cao, và lộ trình toàn cầu tập trung cho vấn đề này, trong đó có cả sự tham gia của ASEAN. Điều này nằm trong chiến lược ‘Tự cường’ mà Thủ tướng Modi khởi xướng nhằm biến Ấn Độ trở thành 1 phần không thể thiếu của chuỗi cung ứng toàn cầu mới.

Tương tự như vậy, ASEAN cũng đã công bố Khung Phục hồi Toàn diện ASEAN để thúc đẩy hợp tác giải quyết những thách thức chưa từng có do Covid-19 gây nên. Cả Ấn Độ và ASEAN đều nhất trí tầm quan trọng của việc duy trì, thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định tại biển Đông, của việc thượng tôn pháp luật quốc tế trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển 1982, đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông và đảm bảo thương mại hợp pháp không bị cản trở".

Truyền thông Ấn Độ những ngày qua cũng đặc biệt quan tâm tới sự kiện này. Hãng thông tấn ANI cho rằng việc Ấn Độ và ASEAN có nhiều điểm chung trong tầm nhìn về tương lai khu vực là tiền đề để hai bên nâng tầm hợp tác lên mức độ mới. Bài báo cho biết Ấn Độ là một trong những quốc gia đầu tiên hoan nghênh Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, văn bản có nhiều điểm chung với Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ. Ấn Độ muốn thấy một ASEAN mạnh mẽ, thống nhất và thịnh vượng và đóng vai trò trung tâm tại khu vực. Ấn Độ đang đẩy mạnh hợp tác với ASEAN để cải thiện kết nối hạ tầng khu vực, trong đó có Dự án đường cao tốc 3 bên Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan.

Tờ Hindustan Times dẫn lời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng, đại dịch Covid-19 khiến các nhà lãnh đạo hai bên không thể có một cơ hội gặp mặt như truyền thống. Nhưng không vì thế mà hợp tác giữa hai bên bị ngắt quãng. Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh: “Chúng ta mong muốn đẩy mạnh kết nối giữa Ấn Độ và ASEAN trên mọi lĩnh vực”. Cuộc họp dù là trên môi trường ảo nhưng nỗ lực này sẽ nối liền khoảng các giữa ASEAN và Ấn Độ.

Trong khi đó, tờ Economic Times có phần bình luận cho rằng: Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ 17 sẽ là bước ngoặt với quan hệ hai bên giai đoạn hậu Covid-19. Có 3 lý do dẫn tới việc hợp tác ASEAN - Ấn Độ sẽ chặt chẽ hơn. Thứ nhất, ASEAN đang trông đợi vào các tiến bộ trong phát triển vaccine, và các loại thuốc chữa bệnh. Điều này Ấn Độ đang có nhiều kinh nghiệm và lợi thế. Thứ hai, dịch bệnh và tác động của nó mang tính toàn cầu, nhưng hậu quả để lại nghiêm trọng nhất là với chính người dân khu vực. ASEAN và Ấn Độ đều đang tìm kiếm các giải pháp tập thể để đương đầu với các thách thức và lộ trình phục hồi là các ưu tiên trước hết. Thứ ba, ‘Bộ Tứ kim cương’ trong đó có sự tham gia của Ấn Độ đã thành hình, và sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang ngày càng thu hút sự chú ý. Đây là thời điểm thích hợp để mối quan hệ đối tác Ấn Độ và ASEAN cất cánh, cùng nhau vượt qua các thách thức toàn cầu./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế
HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG:
Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực châu Á đã chứng kiến những lợi ích to lớn từ toàn cầu hóa. Thương mại đã thúc đẩy các nền kinh tế và sinh kế, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN
Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35% trong năm 2023

Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 34,5% xuống còn 5,5 tỷ USD hồi năm ngoái bất chấp số lượng giao dịch tăng lên, trong bối cảnh các nhà đầu tư mạo hiểm chuyển hướng nguồn vốn sang những công ty trẻ hơn.

Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35 trong năm 2023
Return to top