ClockChủ Nhật, 22/11/2020 06:49

Thương người như thể thương thân

TTH - Với tình cảm “thương người như thể thương thân”, phụ nữ xã Phú Hải (huyện Phú Vang) đã “ngược xuôi” vận động, kết nối các mạnh thường quân được gần 600 triệu đồng, kịp thời hỗ trợ, chia sẻ với người dân trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng nặng do bão, lũ.

Bên nhau khi gian khóNgười gắn kết Mặt trận ở cơ sở

Niềm vui của người dân nghèo khi nhận hỗ trợ từ nhóm “chung tay Phú Hải”

Ngày 15/10, sau khi nhận thông tin có 2 trường hợp khó khăn tại xã Phú Lương (huyện Phú Vang) bị đuối nước trong lũ lụt, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Phú Hải đã trích ngay 2 triệu đồng từ quỹ do hội viên đóng góp, kịp thời chia sẻ phần nào với gia đình người bị nạn.

Chị Phan Thị Bích Loan, Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Hải cho biết: Nhóm “Chung tay Phú Hải” là “nòng cốt” của phụ nữ xã trong các hoạt động xã hội thiện nguyện. Các hội viên phụ nữ đã đóng góp quỹ, vận động, kết nối mạnh thường quân trong nước và ở nước ngoài để thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ các trường hợp khó khăn, già cả neo đơn bị đau ốm, bệnh tật…, không chỉ ở Phú Hải mà trên địa bàn toàn tỉnh.

Các đợt bão lũ vừa qua khiến nhiều hoàn cảnh, nhiều địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề, rất cần được chia sẻ, hỗ trợ ngay về cả tinh thần lẫn vật chất. Trước tình hình đó, phụ nữ Phú Hải đã vận động, kết nối tổng cộng gần 600 triệu đồng. Các chị đã trao cho người dân trong xã 169 suất quà, tổng trị giá gần 49 triệu đồng; người dân xã Hương Phong (thị xã Hương Trà) 315 suất quà, tổng trị giá gần 80 triệu đồng; người dân xã Phong Bình (huyện Phong Điền) 220 suất quà, tổng trị giá gần 51 triệu đồng… Tấm lòng và “dấu chân” của phụ nữ Phú Hải, của các mạnh thường quân cũng đã đến với người dân bị ảnh hưởng bão, lũ trên các địa bàn các xã Vinh Hà, Phú Gia, Phú Lương, Phú Thanh, thị trấn Phú Đa (Phú Vang) và nhiều địa bàn khác trên toàn tỉnh.

Chị Lê Bích Truyền, Hiệu trưởng Trường mầm non Phú Hải (hội viên Hội LHPN xã Phú Hải, nhóm phó nhóm “chung tay” bộc bạch, thời gian qua, các chị đóng góp và vận động, kết nối các mạnh thường quân, đã tạo được sự bền vững trên con đường thiện nguyện, giúp cho rất nhiều hoàn cảnh khó khăn bệnh tật, già cả, neo đơn. Nhờ đó, chị Bé (thôn Cự Lại Bắc, xã Phú Hải) bị bệnh hiểm nghèo được hỗ trợ 60 triệu đồng. Chị Lựu (thôn Cự Lại Nam, xã Phú Hải) có con trai bị tai nạn, được hỗ trợ hơn 40 triệu đồng…

Trong bão lũ, phụ nữ Phú Hải còn chia sẻ kịp thời đối với các trường hợp thương tâm đặc biệt, như trường hợp sản phụ mang thai ở huyện Phong Điền bị đuối nước trên đường đến bệnh viện sinh nở. Ngày 19/10, một trường hợp ở huyện Nam Đông khó khăn, tử vong do bệnh nặng cũng được các chị quyên góp, hỗ trợ 5 triệu đồng để lo hậu sự.

“Rất nhiều người thân, người quen, bạn bè của các thành viên nhóm “Chung tay Phú Hải” đang sinh sống, làm ăn ở nước ngoài. Chúng tôi liên hệ “xin” trực tiếp hoặc đăng thông tin hoàn cảnh cần giúp đỡ lên facebook cá nhân, facebook của nhóm. Mạnh thường quân hỗ trợ cho trường hợp nào hoặc địa bàn nào, chúng tôi tách bạch rõ ràng, ghi sổ sách. Sau khi trao tận tay các “địa chỉ” thực sự cần được giúp đỡ, chúng tôi công khai thông tin, hình ảnh để mạnh thường quân và mọi người đều biết. Do đó, các mạnh thường quân tin tưởng khi gửi tấm lòng thông qua cầu nối “Chung tay Phú Hải”. Có nhiều mạnh thường quân đã gửi cho chúng tôi hàng trăm triệu đồng”- Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Hải chia sẻ.

Chị Phan Thị Bích Loan cho biết, trong gần 600 triệu đồng các mạnh thường quân ủng hộ để hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng do bão lũ vừa qua, các chị đã chi 520 triệu đồng. Số tiền còn lại, các chị sẽ hỗ trợ cho các hộ bị ảnh hưởng nặng bởi cơn bão số 13 tại các huyện Nam Đông, A Lưới.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cư dân làng Phú Hải ngóng ngày an cư

Đã lâu lắm rồi, bên cạnh chuyện dãi dầu mưa nắng mưu sinh, hai chữ “an cư” luôn thường trực trong tâm thức cư dân ở làng Phú Hải, xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) nằm bên cảng biển Chân Mây...

Cư dân làng Phú Hải ngóng ngày an cư
“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối
Return to top