ClockThứ Năm, 24/03/2016 18:07

Thương người và dấn thân

TTH - Cùng một lúc, bác sĩ trẻ Phan Quốc Dũng (29 tuổi) đảm đương nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phụ trách tạm thời khoa Nội Tim mạch – Lão khoa, Bí thư Đoàn Thanh niên Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Chủ nhiệm CLB Thầy thuốc trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Anh là một trong 85 gương mặt trẻ tiêu biểu được Tỉnh đoàn tuyên dương trong dịp kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sắp tới.

Bác sĩ Dũng khám bệnh cho bệnh nhân​

Tự hào nghề  

“Lúc đầu chỉ muốn làm vui lòng ba nên tôi mới thi vào Y Đa khoa, Trường đại học Y Dược Huế. Tuy nhiên, khi được đi lâm sàng, tham gia khám chữa bệnh, gặp gỡ những bác sĩ giỏi, kiến thức uyên thâm, được cảm nhận và chứng kiến niềm vui, niềm hạnh phúc vỡ òa của ê kíp mổ cũng như của bệnh nhân tôi thấy sự cao quý của nghề y. Cứ thế, càng ngày tôi càng yêu nghề”, bác sĩ Dũng trải lòng.

Khát khao trở thành bác sĩ đã giỏi tạo động lực cho Phan Quốc Dũng lao vào guồng quay học tập. “Lúc đó hầu hết tôi giành thời gian để đi lâm sàng và lên giảng đường học, đọc sách chuyên ngành y”, bác sĩ trẻ chia sẻ. Tốt nghiệp chuyên khoa tim mạch, được giữ lại trường nhưng Phan Quốc Dũng xin về công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh với những dự định riêng.

Công tác ở đây được một năm, bác sĩ trẻ vượt qua nhiều ứng cử viên trong toàn quốc, giành được suất học bổng toàn phần chuyên ngành Tim mạch can thiệp tại Bệnh viện Trường đại học INHA, Incheon, Hàn Quốc do tổ chức Chăm sóc sức khỏe quốc tế Hàn Quốc KOIFH (thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Hàn Quốc) hỗ trợ. Ở xứ sở kim chi, bác sĩ Dũng tiếp tục khẳng định được vị trí của mình, trở thành 1 trong 2 bác sĩ (1 bác sĩ ở Uzbekistan) trong khóa học được trực tiếp tham gia thực hiện các ca mổ. “Tôi từng được truyền hình Hàn Quốc chọn làm nhân vật trong phóng sự chất lượng đào tạo bác sĩ nước ngoài của Hàn Quốc”, bác sĩ Dũng tự hào. Thành công hơn nữa là bác sĩ Dũng đã học hỏi được nhiều kiến thức chuyên môn về tim mạch cũng như tạo mối quan hệ thân thiết giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Trường đại học INHA, Incheon, Hàn Quốc.

Tròn vai

Ghi nhận năng lực của bác sĩ Phan Quốc Dũng, sau khi về nước được 6 tháng, anh được Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh giao giữ cương vị Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp. Lúc đó anh tròn 27 tuổi. “Đảm đương nhiệm vụ quan trọng khi tuổi đời còn trẻ, cảm giác của anh như thế nào?”, tôi hỏi. Bác sĩ Dũng thành thật: “Lo lắm chứ, bởi Phòng Kế hoạch Tổng hợp là phòng tham mưu tất cả các công việc lớn nhỏ của bệnh viện cho giám đốc, trong lúc chuyên môn của tôi là bác sĩ tim mạch. Tuy nhiên, những trở ngại đó chỉ làm khó tôi được mấy tháng đầu, sau đó tôi tiếp cận tốt công việc”.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đức Hoàng, Phó Giám đốc, Phụ trách điều trị Bệnh viên Đa khoa tỉnh đánh giá: “Phan Quốc Dũng là một bác sĩ trẻ có năng lực, ham học hỏi và năng động. Việc gì giao cho bác sĩ Dũng chúng tôi rất yên tâm. Từ công tác quản lý đến khám chữa bệnh hay tổ chức các phong trào Đoàn, nhiệm vụ nào bác sĩ Dũng cũng tròn vai”. 

Bác sĩ Dũng cho biết: “15 năm từng làm lớp trưởng, từ tiểu học cho đến lúc học cao học nên việc làm công văn, báo cáo, phân công bố trí công việc không còn lạ lẫm. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ phòng tôi đều là những người trẻ có tinh thần làm việc cao. Chúng tôi sẵn sàng làm việc thâu đêm để hoàn thành nhiệm vụ”. Kết quả, Phòng Kế hoạch Tổng hợp hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ; trong đó, tham mưu, tư vấn cho Ban Giám đốc ký 2 Biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 Bệnh viện Hàn Quốc là Bệnh viện INHA và Bệnh viện CMC, tạo cơ hội cho 3 bác sĩ đi tu nghiệp và được bệnh viện bạn hứa sẽ hỗ trợ các thiết bị y tế…

Đảm đương công việc quản lý nhưng bác sĩ Dũng vẫn dành hơn nửa thời gian để khám chữa bệnh. Trung bình mỗi ngày bác sĩ Dũng khám chữa, bệnh cho 40-50 bệnh nhân ngoại trú, 20-30 bệnh nhân nội trú. Với nguyên tắc: “Luôn tôn trọng bệnh nhân, làm những điều tốt nhất cho bệnh nhân”, trong tất cả các ca bệnh bác sĩ Dũng đều tập trung cao độ, nghiên cứu kỹ từng bệnh án tìm phương pháp điều trị tốt nhất, ít tốn kém nhất cho người bệnh. Không chỉ chữa bệnh bằng thuốc, bác sĩ Dũng còn quan tâm đến cách chữa bệnh không thuốc. “Có lần tôi điều trị bệnh đau dạ dày cho một bệnh nhân nữ đúng phác đồ nhưng mãi vẫn không khỏi. Đang trăn trở, thì biết được bệnh nhân này chịu nhiều áp lực, tinh thần không thoải mái dẫn đến bệnh dạ dày nặng thêm. Biết vậy, tôi khuyên người nhà động viên tinh thần, việc điều trị trở nên dễ dàng hơn”, bác sĩ Dũng cho biết. Đó cũng là cách bác sĩ Dũng thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân tim mạch tránh căng thẳng lo âu, không hút thuốc, không uống bia rượu.

Theo bác sĩ Dũng, trong khám chữa bệnh nếu chỉ tập trung vào một triệu chứng đau thì khả năng bỏ sót bệnh rất cao. Do đó, mỗi lần khám bệnh cho bệnh nhân anh luôn hỏi thật kỹ nhiều câu hỏi liên quan đến triệu chứng, hy vọng trong các câu hỏi đó có thể vỡ vạc thêm nhiều điều để chẩn đoán đúng bệnh.

Hết mình với phong trào tình nguyện

Không chỉ hoàn thành công việc chuyên môn, bác sĩ Phan Quốc Dũng còn là một thủ lĩnh Đoàn năng động. Anh chủ động đề xuất thành lập CLB Thầy thuốc trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, giúp các bạn trẻ ở bệnh viện có môi trường thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện.... Từ khi thành lập đến nay, CLB Thầy thuốc trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhiều lần đến các vùng sâu, vùng xa khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Để khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí không mang tính hình thức, ngoài tập hợp đội ngũ bác sĩ giỏi anh Dũng còn đề xuất với Ban Giám đốc xin đưa thêm máy chụp XQ, máy siêu âm, máy đo điện tim để khám chữa bệnh cho người dân có hiệu quả. Dù công việc chuyên môn bề bộn, nhưng trong tất cả những chuyến tình nguyện không lúc nào vắng mặt bác sĩ trẻ Phan Quốc Dũng. Dấu chân bác sĩ trẻ này có mặt ở khắp các bản làng từ vùng cao Nam Đông, A Lưới đến các huyện Phú Vang, Phú Lộc… “Đến nhiều bản làng, thấy người dân nghèo còn “ngơ ngác” về sức khỏe của mình mà thương họ vô cùng. Nhiều người bệnh nặng vẫn chẳng hề biết. Có những người mắc bệnh đơn giản lại “không biết đường” đi nghe và chữa khắp nơi nên tốn kém công sức và thời gian”, anh tâm sự.

Bài, ảnh: HẢI THUẬN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấn thân vào những việc mới, việc khó

Trong khuôn khổ Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua tình nguyện, tham gia đảm nhận nhiều công trình, phần việc thanh niên, góp sức trẻ cùng hệ thống chính trị thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Dấn thân vào những việc mới, việc khó
“Văn chương thời nào cũng cần sự dấn thân”

Đề cập đến những phận người, đời sống chính trị qua nhiều triều đại, thời kỳ trong lịch sử Việt Nam, tập truyện ngắn “Bạc màu áo ngự” của nhà văn Lê Vũ Trường Giang vừa vinh dự đạt giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam. Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã buổi trò chuyện với anh xung quanh tác phẩm và công việc sáng tác.

“Văn chương thời nào cũng cần sự dấn thân”
KỶ NIỆM 66 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM (15/10/1956 - 15/10/2022)
Dấn thân vì cộng đồng

Phong trào tình nguyện vì cộng đồng gắn với những công trình, phần việc ý nghĩa luôn được các cấp bộ Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam trong tỉnh chú trọng triển khai, góp phần chung tay xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển.

Dấn thân vì cộng đồng
Thúc Tề - “nợ văn” & hành trình dấn thân

Nhà văn Thúc Tề còn có bút hiệu nổi tiếng là Lãng Tử, tên thật là Nguyễn Thúc Nhuận, sinh ngày 17/10/1916 trong một gia đình nhà Nho yêu nước ở làng Mỹ Lam, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang.

Thúc Tề - “nợ văn”  hành trình dấn thân
Thương người như thể thương thân

Với tình cảm “thương người như thể thương thân”, phụ nữ xã Phú Hải (huyện Phú Vang) đã “ngược xuôi” vận động, kết nối các mạnh thường quân được gần 600 triệu đồng, kịp thời hỗ trợ, chia sẻ với người dân trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng nặng do bão, lũ.

Thương người như thể thương thân
Return to top