ClockChủ Nhật, 21/04/2019 09:55

Thượng tôn lợi ích tập thể

TTH - Trong một cuộc họp mới đây giữa ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh với một đơn vị sự nghiệp, trong phần phát biểu của các ngành, khi nói đến chuyện biên chế, đại diện Sở Nội vụ cho biết, đến nay, việc thực hiện khung năng lực, đề án mô tả vị trí việc làm chỉ mới có 18 đơn vị thực hiện. Ông cho biết thêm, sắp tới khái niệm “biên chế” sẽ không còn nữa, chỉ có hợp đồng lao động.

Điều này có nghĩa là, Nhà nước sẽ trao quyền tự chủ cho các đơn vị. Trước mắt là một số đơn vị sự nghiệp có thu. Đơn vị đó muốn bộ máy có bao nhiêu người, sử dụng nguồn nhân lực như thế nào cho có hiệu quả là việc của họ. Nhà nước chỉ quan tâm đến phần “đặt hàng” thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước cần.

Nói là dễ nhưng để thực hiện một cơ chế mới là cả một câu chuyện không hề dễ. Như thực hiện Đề án vị trí việc làm, không phải bây giờ mới có mà đã đặt ra từ nhiều năm trước. Thế nhưng kết quả là tỉnh mới chỉ có 18 đơn vị “mô tả được vị trí việc làm của đơn vị mình” như trên đã nêu.

Ai cũng biết, cách thức quản lý cũ đã có nhiều lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Bộ máy (ở đây chỉ khu biệt lại các đơn vị sự nghiệp) hết sức cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả. Năng suất lao động thấp…Thế nhưng, để có một sự thay đổi lớn thì việc thực hiện không dễ.

Theo tôi, có mấy lý do sau. Đó là bộ máy của chúng ta đã vận hành trong một môi trường bao cấp quá lâu ngày nên sinh ra thụ động, ngại đổi mới. Trong đó bao hàm cả sự quản lý “dễ dãi” và sự đánh giá hiệu suất công việc một cách không thực chất. Nhìn vào kết quả đánh giá bình xét thi đua cuối năm của các đơn vị thì sẽ rõ điều này. Các loại danh hiệu đạt tỷ lệ rất cao, có nơi dường như tuyệt đối. Nhưng thực chất không phải được như vậy.

Cả cán bộ lãnh đạo và nhân viên ngại đổi mới là vì sợ quyền lợi của mình bị ảnh hưởng. Với đội ngũ nhân viên, có không ít người trong bộ máy này nếu xét về thực chất sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc với cơ chế vận hành mới. Đối với người lãnh đạo thì rất nhiều lý do để không làm kiên quyết, như: chi phối bởi tình cảm (sống với nhau đã lâu dài, chưa nói là quan hệ dòng tộc); sống trong một môi trường bao cấp, dễ dãi quá lâu, nể nang, ngại va chạm; và cũng không loại trừ mối quan hệ dính dáng đến lợi ích kinh tế…

Còn có nhiều lý do khác nữa như lý do về thời gian. Môi trường làm việc “nhàn nhã” nên có cán bộ “chân trong chân ngoài”; vừa làm vừa chơi... Đến đây thì tôi tạm đưa ra kết luận, sự trì kéo một cơ chế cũ chính là lợi ích. Thường lợi ích cá nhân bao giờ cũng mạnh mẽ hơn lợi ích tập thể (nói chung cho lợi ích tập thể, cộng đồng, xã hội).

Để xã hội phát triển, chúng ta phải tìm mọi cách để giải quyết câu chuyện lợi ích này, không cho lợi ích cá nhân (không chính đáng) phát triển, mà phải hướng đến thượng tôn lợi ích tập thể.

LÊ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Những lợi ích có thể bạn chưa biết khi sở hữu chữ ký đẹp

Một chữ ký đẹp không chỉ là một dòng chữ văn bản thuần túy mà còn mang đến nhiều ý nghĩa, ngầm khẳng định phong cách và cá nhân của mỗi người. Việc sở hữu một chữ ký đẹp mang đến rất nhiều lợi ích không ngờ mà nhiều người có thể chưa nhận ra. Vậy lợi ích đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Những lợi ích có thể bạn chưa biết khi sở hữu chữ ký đẹp
Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3):
Đầu tư vào phụ nữ mang lại lợi ích cho phụ nữ và toàn xã hội

Theo Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), đầu tư vào phụ nữ mang lại lợi ích cho phụ nữ và toàn xã hội. Tuy nhiên, với tốc độ đầu tư hiện tại, hơn 340 triệu phụ nữ và trẻ em gái sẽ vẫn phải sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực vào năm 2030. Việc thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ chưa bao giờ cấp bách hơn, khi được đánh dấu bằng chủ đề của Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) năm 2024 là “Đầu tư cho phụ nữ: Đẩy nhanh tốc độ phát triển”.

Đầu tư vào phụ nữ mang lại lợi ích cho phụ nữ và toàn xã hội
Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024
Đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công dân

Công tác tiếp công dân (TCD), giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN, TC) trên địa bàn toàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực; qua đó, góp phần giải quyết, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công dân, đảm bảo an ninh, chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công dân
Sáng tạo đổi mới cách làm trong các hợp tác xã

Sáng 19/1, Ban chỉ đạo phát triển kinh thể tập thể tỉnh tổ chức tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương chủ trì hội nghị.

Sáng tạo đổi mới cách làm trong các hợp tác xã
Return to top