ClockChủ Nhật, 22/11/2020 16:44

Thuyền du lịch trên sông Ngự Hà

TTH - Kiến trúc, nói một cách vắn tắt là tạo nên hình hài cho một vật dụng nào đấy. Tạo nên hình hài một ngôi nhà (dù quy mô nào) gọi là kiến trúc. Tạo nên một cái quần cái áo… gọi là thiết kế (thời trang), nếu là con đường, cây cầu gọi là thiết kế công trình.

Cần đầu tư vốn xây dựng kè sông Ngự Hà

Câu chuyện đầu tư và thiết kế mô hình thuyền du lịch trên sông Ngự Hà gặp nhiều trở ngại. Ảnh minh họa: Quang Thiều

Những vật dụng này ngoài công năng sử dụng nó còn có chức năng thẩm mỹ. Phần thẩm mỹ thuộc về tài năng của người “nặn” ra nó. Nói chung, bất cứ cái gì, phần thẩm mỹ không bao giờ là phần phụ mà nó ngày càng hết sức quan trọng, nếu không muốn nói có những lĩnh vực nó mang tính áp đảo (ít nhất là việc tạo ra giá trị). Một ly cà phê vỉa hè 10 ngàn đồng, vô quán khác đã có thể 20-30 ngàn đồng. Thậm chí là nhiều hơn thế nữa đối với những thương hiệu lớn, hoặc là nó được tạo ra trong một không gian đẹp, khác biệt, sang trọng. Sự khác biệt này chưa hẳn là nguyên liệu cà phê, lượng cà phê ít hay nhiều mà chính là cái phần ngoài giá trị thực của cà phê - tính thẩm mỹ của không gian và thương hiệu.

Bây giờ, chúng ta hãy nói chuyện thiết kế một con thuyền. Không phải con thuyền bình thường mà là con thuyền du lịch.

Quan sát nhiều con thuyền du lịch ở nhiều nơi, ví dụ như ở sông Hoài (Hội An), sông Son (Quảng Bình), suối Yến (Hà Nội), hay như những con thuyền chở khách tham quan các chợ nổi ở miền Tây Nam bộ… thì thấy thuyền du lịch ở Huế rất đặc biệt, ấy là thuyền rồng. Chính chốn kinh kỳ đã sinh ra “món” đặc biệt này. Dù là thuyền nhưng phải mang đậm bản sắc văn hóa vùng, phải cầu kỳ đẹp đẽ. Tức là Huế đã có mô hình thuyền du lịch.

Thế nhưng khi thuyền chạy trên hệ thống sông Ngự Hà để phục vụ du lịch bằng những dự án du lịch cụ thể thì… có trở ngại. Cụ thể những trở ngại này bao gồm hình dáng thiết kế, màu sắc, động cơ thuyền như thế nào, không hoặc ít gây ra tiếng ồn và hạ tầng bến bãi.

Những trở ngại nêu trên người viết bài đã nghe được từ cách đây mấy năm, nhưng đến nay vẫn còn nghe nhắc lại, nếu đúng như thế tức là vấn đề chưa được giải quyết rốt ráo?

Tâm lý của nhà đầu tư bao giờ cũng mong muốn gặp những thuận lợi. Những trở ngại chậm được giải quyết chính là một rào cản đối với họ, có thể dẫn đến làm nản lòng nhà đầu tư. Điều này, những nơi tiếp nhận nhà đầu tư cần thiết phải được đặt ra và quan tâm đúng mức. Nhà đầu tư là người luôn luôn đi tìm kiếm cơ hội và mong muốn thu được lợi nhuận. Những chính nơi tiếp nhận cũng thu được lợi qua công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách.

Trở lại những vướng mắc chuyện đầu tư thuyền du lịch trên sông Ngự Hà, người viết thiển nghĩ thế này: Thực tế chúng ta đã có mô hình thuyền du lịch (đã định hình và không ai nói gì về hình dáng thuyền rồng trên sông Hương). Chúng ta có thể áp dụng mô hình này cho thuyền trên sông Ngự Hà. Có thể điều chỉnh quy mô, thậm chí là một vài đường nét kiến trúc cũng chẳng sao. Bởi hơn ai hết, nhà đầu tư (người bỏ tiền) họ bao giờ cũng có khát vọng mãnh liệt là phải tạo ra một hình dáng kiến trúc đẹp, sang trọng để lấy cái phần được nhiều hơn trong ly cà phê (như trong ví dụ nêu trên). Và người tiêu dùng thường cũng là “người thông thái”, họ biết bỏ ra bao nhiêu tiền và chọn dịch vụ như thế nào. Việc này, về chức năng quản lý nhà nước nên hạn chế sự can thiệp và chỉ đưa ra quy định khung. Nếu chúng ta bảo màu sắc của con thuyền như thế này là không phù hợp với cảnh quan, chẳng hạn, thì màu sắc của nhà cửa hai bên sông thì sao?

Tiếng ồn của động cơ cũng không phải là vấn đề quá khó giải quyết. Đúng là càng hạn chế tiếng ồn càng tốt. Nếu không có những con thuyền trên sông Ngự Hà thì xe chạy trên các con đường, hàng quán ven sông đã ồn (xin được thay từ ồn bằng từ sôi động). Một thành phố du lịch càng sôi động càng hay chứ sao? Nên chăng quy định giờ hoạt động phù hợp.

Việc của chính quyền, có lẽ cần phải tập trung nhiều nhất là tạo ra quy định khung, tập trung tạo điều kiện tốt nhất về hạ tầng.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

TIN MỚI

Return to top