ClockThứ Hai, 08/03/2021 05:30

Tích cóp để có lương hưu

TTH - Từ 665 người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện trong năm 2019 tăng lên 1.700 người vào cuối năm 2020 ở Quảng Điền là con số ấn tượng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Lương hưu cho đồng bào dân tộc

Vận động người dân ở các chợ tham gia BHXH tự nguyện

Trước đây, người dân có suy nghĩ thu nhập thấp, không ổn định mới tham gia BHXH, thì nay cách suy nghĩ ấy hoàn toàn thay đổi tại Quảng Điền. Chưa bao giờ, người dân quan tâm đến sổ hưu như hiện nay. Còn nhớ năm 2019, BHXH huyện Quảng Điền phối hợp với Bưu điện huyện tổ chức hội nghị tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện đến với người dân thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ. Lúc đó, đang trong cao điểm thu hoạch hoa màu, nhưng vẫn có khoảng 40 người dân tranh thủ đến nhà văn hóa thôn tham dự. Tại hội nghị, đã có gần 20 người dân đăng ký tham gia BHXH tự nguyện cho mình và người thân.

Chị Nguyễn Thị Mận, một trong số 15 người dân đăng ký đã đăng tham gia, chia sẻ: "Sau khi nghe nhân viên bưu điện giới thiệu về chính sách BHXH tự nguyện, tôi bắt đầu tìm hiểu về chính sách này và thấy rằng, việc tham gia BHXH tự nguyện có nhiều lợi ích và an toàn hơn gửi tiết kiệm. Thủ tục tham gia cũng khá đơn giản, nhanh chóng, cách thức đóng tiền cũng rất thuận tiện, mức tham gia và thời gian đóng tùy vào điều kiện và thu nhập của từng người. Tôi đã chọn tham gia cho cả gia đình, hai vợ chồng tham gia ở mức gần 500.000 đồng/người/tháng, còn 2 đứa con tôi tham gia với mức 314.600 đồng/người/tháng”.

Chị Lê Thị Thu Hương, cán bộ công chức văn hóa xã hội thị trấn Sịa, một trong những đại lý thu vận động trên 200 người tham gia BHXH tự nguyện. Chị kể, đời sống của người dân còn khó khăn, thu nhập không ổn định nên họ từ chối khi mình vận động tham gia BHXH tự nguyện. Đa số chưa có thói quen tham gia BHXH khi còn trẻ để hưởng lương hưu khi tuổi già. Không nản chí, chị đến từng nhà dân vào buổi trưa hoặc buổi tối, rồi chuyện trò, giải thích và tư vấn cụ thể. Thậm chí, nhiều gia đình phải tới lui nhiều lần để họ thấm mới tham gia BHXH tự nguyện.

Người dân đã được tiếp cận BHXH bằng nhiều cách. Các đại lý tạo lập nhóm zalo có sự tham gia của lãnh đạo UBND các xã, thị trấn đã góp phần quan trọng vào việc trao đổi kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo thuận lợi tối đa trong triển khai thực hiện. BHXH huyện tư vấn trực tiếp, cử cán bộ, đại lý thu BHXH, BHYT đến từng thôn “gõ cửa” từng nhà để truyền thông, làm cho người dân hiểu rõ về ý nghĩa, lợi ích của BHXH tự nguyện mang lại; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ một cách chuyên sâu cho cán bộ làm công tác thu BHXH tự nguyện và nâng cao chất lượng các đại lý đặt tại cơ sở để mỗi đại lý trở thành “cánh tay nối dài” của ngành BHXH truyền tải những thông tin cụ thể, giúp người dân cập nhật thông tin đa chiều, hiểu rõ hơn chính sách BHXH tự nguyện.

Đặc biệt là việc mở rộng hệ thống mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện, phấn đấu mỗi thôn, buôn, tổ dân phố đều có điểm thu BHXH tự nguyện, có nhân viên đại lý thu. BHXH huyện cũng sẽ giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đối với BHXH cấp xã và từng đại lý thu; thực hiện đa dạng các hình thức, phương thức nhận hồ sơ, trả kết quả, thu tiền, tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với người tham gia BHXH tự nguyện. Còn để người dân hiểu được lợi ích và tự giác tham gia BHXH tự nguyện nhiều hơn nữa, Quảng Điền đang cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng, trong đó vai trò chủ công thuộc về BHXH.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN:
“Của để dành” cho mai sau

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách bảo hiểm ưu việt, nhân văn của Đảng và Nhà nước. Tham gia BHXH tự nguyện, người dân không chỉ được Nhà nước hỗ trợ mức đóng mà còn được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực, là “của để dành” khi hết tuổi lao động.

“Của để dành” cho mai sau
Không có lương hưu, người cao tuổi chật vật mưu sinh

Toàn tỉnh có hơn 33 ngàn người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) được chi trả lương hưu hàng tháng, chỉ chiếm xấp xỉ 24% tổng số người cao tuổi (NCT) trên địa bàn, số còn lại phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có nguồn thu nhập ổn định.

Không có lương hưu, người cao tuổi chật vật mưu sinh
Thái Lan trước "quả bom hẹn giờ" già hóa dân số

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Thái Lan là một trong những xã hội già hóa nhanh nhất thế giới, nhưng dường như nền kinh tế nước này chưa chuẩn bị tốt để đối phó với cuộc khủng hoảng dân số già.

Thái Lan trước quả bom hẹn giờ già hóa dân số
Return to top