ClockThứ Năm, 30/10/2014 12:46

Tiếc

TTH - Cách đây hơn 15 năm, Báo Thừa Thiên Huế từng có bài phản ánh tác phẩm của cố điêu khắc gia Điềm Phùng Thị phải nằm kho sau khi được chuyển từ Pháp về Huế. Gần 15 năm sau, trở lại địa chỉ văn hóa này, vẫn chưa có thay đổi lớn, dù dự án chỉnh trang trị giá 2 tỷ đồng được tỉnh đầu tư vừa hoàn thành chưa lâu.

Cách đây hơn 15 năm, Báo Thừa Thiên Huế từng có bài phản ánh tác phẩm của cố điêu khắc gia Điềm Phùng Thị phải nằm kho sau khi được chuyển từ Pháp về Huế. Gần 15 năm sau, trở lại địa chỉ văn hóa này, vẫn chưa có thay đổi lớn, dù dự án chỉnh trang trị giá 2 tỷ đồng được tỉnh đầu tư vừa hoàn thành chưa lâu.

Sau chỉnh trang, Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị có vẻ sáng hơn nhưng vẫn nguội lạnh bởi quá ít khách vãng lai, khác hẳn không khí khi Nhà trưng bày mới thành lập, lúc bà Điềm còn sống.
Khi quyết định về Huế và hiến toàn bộ gia tài nghệ thuật cho Huế, điêu khắc gia Điềm Phùng Thị có nhiều dự định. Ngoài trưng bày tác phẩm, bà muốn địa chỉ văn hóa tại số 01 Phan Bội Châu (T.P Huế) này là nơi dạy mỹ thuật cho trẻ em khuyết tật.
Bà cũng muốn ngôn ngữ nghệ thuật điêu khắc riêng biệt, độc đáo của mình lan tỏa trong đời sống văn hóa Huế. Và đây cũng sẽ là địa chỉ góp phần kết nối văn hóa Huế với thế giới.
Thế nhưng, không dám chạm đến những dự định đẹp ấy, 20 năm qua, chỉ một việc cần kíp và quan trọng là bảo quản cho tốt, cho an toàn tác phẩm quý của bà Điềm trước tác động của môi trường vẫn là điều chưa làm được đến nơi đến chốn.
Vấn đề làm gì để phát huy giá trị gia tài nghệ thuật Điềm Phùng Thị từng được bàn tính nhiều, ít nhất là tại các cuộc hội, họp của ngành văn hóa tỉnh. Có người từng có hẳn một bản tham luận đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có việc kết nối Hội bạn Điềm Phùng Thị ở Pháp. Không phủ nhận là tỉnh đã có sự đầu tư ban đầu tốt trong việc hình thành Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị cũng như Trung tâm Lê Bá Đảng sau này nhưng về cách làm, vẫn chưa có một quyết sách toàn diện, liên tục, lâu dài trong việc khai thác các giá trị văn hóa Pháp trên đất Huế, trong đó có địa chỉ Điềm Phùng Thị.
Mô hình hoạt động nào cho Nhà trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị vẫn là một câu hỏi. Ban đầu là thuộc quản lý của Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế, rồi sau đó là Sở Văn hóa Thông tin. Quản lý theo kiểu bao cấp, cơ chế hành chính sự nghiệp, không tự chủ kinh phí, đến thay cái bóng đèn cũng phải làm tờ trình chờ duyệt nên thiếu thông tin quảng bá, không kết nối được tour, tuyến là đương nhiên.
Cũng tại một hội nghị tổng kết hoạt động năm của ngành văn hóa-du lịch cách đây nhiều năm, trước trăn trở về sự nguội lạnh của Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao từng “bật đèn xanh”, lưu tâm về mô hình xã hội hóa, kêu gọi các nhà đầu tư liên kết khai thác. Nhưng mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ.
Trước đây, khi Nhà trưng bày chưa được chỉnh trang, có những hôm nhớ bà Điềm, ghé lên căn gác có kiến trúc Pháp, với khuôn cửa sổ ngó ra sân vườn có hàng sứ già, không khỏi chạnh lòng bởi lối hành lang phủ bụi. Ở đây, một số tác phẩm bằng giấy của bà đã ố vàng vì ẩm…
Còn nhớ, khi bà Điềm quyết định về Huế sống những năm cuối đời và sau đó hiến toàn bộ tác phẩm cho Huế, cả nước đều biết tin. Một gia sản nghệ thuật quá lớn mà địa phương nào cũng ao ước bởi gắn với tên tuổi của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị đã được cả châu Âu và thế giới tôn vinh.
Nguyên Quân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

220 năm quốc hiệu Việt Nam

“220 năm quốc hiệu Việt Nam – những chặng đường lịch sử (1804-2024)” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, diễn ra sáng 23/4 tại TP. Huế.

220 năm quốc hiệu Việt Nam
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Return to top