ClockThứ Ba, 27/11/2018 13:41

Tiện ích từ cửa hàng tạp hóa

TTH - Bên cạnh hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, việc hình thành loại hình cửa hàng tạp hoá đem lại nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng.

Tăng xu hướng mua sắm tại cửa hàng tiện lợi và siêu thị miniThuỷ sản Việt khó đưa hàng vào siêu thị

Cửa hàng tạp hóa với sản phẩm đa dạng thu hút người tiêu dùng

Tiện lợi

Cần mua vội hộp bánh, sữa đi thăm người ốm, chị Thu Trang tạt vào cửa hàng tạp hóa trên đường Nguyễn Huệ. Chưa đầy 2 phút, chủ quán đã đáp ứng xong yêu cầu các món hàng chị cần mua. “Tiện đường, giá cả phải chăng nên lúc nào cần thứ gì ngoài thực phẩm tươi sống mình đều ghé vào cửa hàng tạp hóa để mua”, chị Trang chia sẻ.

Với ưu điểm nhanh, tiện, các cửa hàng, quầy tạp hóa thu hút lượng lớn khách. Chị Mai, chủ cửa hàng tạp hoá Hiển Nhơn trên đường Đinh Tiên Hoàng (TP. Huế) cho biết, bình quân mỗi ngày có khoảng 300 khách đến mua hàng, từ sữa, đồ uống, bánh kẹo, thực phẩm khô... Những cửa hàng khác ở TP.Huế, trên tuyến đường Lý Thường Kiệt, Điện Biên Phủ, Nguyễn Trãi, Bà Triệu... dù mật độ và khoảng cách kinh doanh giữa các quầy không lớn nhưng lúc nào cũng đông khách vì đa dạng mặt hàng, tiện đường và giá phải chăng.

Chưa có thống kê đầy đủ về số cửa hàng, quầy tạp hóa trên toàn tỉnh, nhưng những năm gần đây, tại các huyện, thị xã hay các trung tâm thị trấn, thị tứ vùng cao Nam Đông, A Lưới, vùng xa Phú Lộc, Phú Vang..., dịch vụ này ngày càng nhiều, tạo sự nhộn nhịp cho bộ mặt đô thị, nông thôn và phục vụ tận nơi nhiều sản phẩm thiết thực cho người dân.

Các cửa hàng nông sản sạch như: Susu Xanh, cửa hàng nông dân, Nam Đông, Quảng Điền, Quế Lâm, Hữu cơ Huế Việt...; hay các đại lý, cửa hàng tạp hóa Bảo Thạnh, Hiển Nhơn, Minh Hiếu... đang tạo nên một thị trường sôi động.

Theo nhân viên bán hàng cửa hàng Susu Xanh trên đường Đống Đa, để đáp ứng nhu cầu, sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng, cửa hàng luôn kết nối với các cơ sở sản xuất, nông dân để thu mua nông sản an toàn như rau, cá, thịt và sơ chế để tiện sử dụng; ngay cả việc đóng gói cũng được chú trọng để tạo nên sự khác biệt.

Cạnh tranh lành mạnh

Khi nhiều cửa hàng tạp hoá hình thành sẽ có sự “chia khách” giữa từng loại hình kinh doanh. Để cạnh tranh, mỗi cơ sở đều tập trung chú trọng chất lượng, dịch vụ, giá cả, tạo uy tín thương hiệu của cửa tiệm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng được hưởng lợi.

Thăm dò ý kiến người tiêu dùng, điều họ quan tâm nhất là chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ, không quan trọng dưới hình thức kinh doanh nào: Chợ, siêu thị hay cửa hàng tạp hóa. Quan trọng là khả năng đáp ứng của mỗi cơ sở kinh doanh.

Mặt mạnh của cửa hàng tạp hóa là vị trí thuận lợi, giúp người mua tiết kiệm thời gian. Tại đây có nhiều mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu mua sắm cho nhiều đối tượng. Trong xu thế hiện nay, dù các kênh mua sắm hiện đại (qua mạng) đang phát triển, song, cửa hàng tạp hoá, chợ truyền thống vẫn là kênh mua sắm chủ đạo của người dân, kể cả thành thị và nông thôn.

Đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương cho rằng, các cửa hàng, quầy tạp hóa phát triển hầu khắp các tuyến phố, khu dân cư đáp ứng được nhu cầu mua sắm nhanh, thuận lợi của người dân, làm đa dạng hoạt động mua bán, cùng nhau tự đổi mới để tiến đến nền văn minh thương mại.

Cùng với chợ truyền thống, siêu thị là cửa hàng tạp hoá. Mỗi loại hình hoạt động có một thế mạnh, thời vận khác nhau; quan trọng là đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và hoạt động đúng quy định của pháp luật.

Nếu những cửa hàng bán lẻ tiện lợi như K-mart Huế, Sky, Vinmart, Sweet Home mart, N Store, Mini mart Misa, Amart, Bibo mart, Ilahui... thiên về các sản phẩm ngoại của Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức... thì các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng nông sản sạch của các vùng miền, địa phương phục vụ đa dạng các sản phẩm sản xuất trong nước cũng đang chiếm thị phần không kém.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gia tăng tiện ích cho người nộp thuế

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành thuế đã mang lại những hiệu quả thiết thực không chỉ giảm bớt thủ tục, thao tác cho cán bộ thuế mà còn hỗ trợ tích cực cho người nộp thuế.

Gia tăng tiện ích cho người nộp thuế
Sử dụng CCCD gắn chip trong khám, chữa bệnh: Tiện ích nhân đôi

Sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp thay cho thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) để khám, chữa bệnh (KCB) không chỉ giúp các cơ sở y tế tiết kiệm thời gian từ khâu ghi chép thông tin, hoàn thiện hồ sơ bệnh án mà còn giúp người bệnh thực hiện các thủ tục nhanh và thuận tiện.

Sử dụng CCCD gắn chip trong khám, chữa bệnh Tiện ích nhân đôi
Ra mắt cửa hàng sinh thái

Hội Nông dân TP. Huế phối hợp với dự án "Huế- đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam" do tổ chức WWF-Việt Nam tài trợ đã tổ chức ra mắt cửa hàng sinh thái với mô hình trạm Refill Station (trạm nạp đầy) tại Cửa hàng Nông dân, số 32 Phùng Hưng và Cửa hàng Liên minh Xanh, số 73 Thạch Hãn (TP. Huế) vào sáng 9/12.

Ra mắt cửa hàng sinh thái

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top