ClockThứ Tư, 09/09/2015 16:05

Tiện tay là vứt

TTH - Hình ảnh khó coi ở nhiều nơi trong thành phố là rác. Nó có quá nhiều trên đường phố, nơi công viên, tại các nhà hàng, rạp hát và những nơi công cộng. Rác xả cũng đủ loại, đôi khi chỉ là cái vỏ kẹo cao su hay một tàn thuốc lá, nhưng trong nhiều trường hợp lại lù lù thành đống, đó là trường hợp rác thải xây dựng hay từ sản xuất kinh doanh.

Vào nhiều quán ăn, đã có sẵn chiếc giỏ rác nhưng bao người cứ vậy vứt tung tóe khắp nơi. Trong trường hợp này, họ đã quá lạm quyền được phục vụ của khách với tư cách là một “thượng đế”. Đi trên nhiều con phố, thấy bao thứ rác rưởi trong nhà đều được tống hết ra đường. Trên nhiều con phố, như đường Tự Đức - Thủy Dương, thấy rõ mồn một những bảng đề cấm đổ rác hẳn hoi nhưng kỳ lạ thay, đó cũng lại là những điểm đổ rác. Rác được đổ thành đống, tràn ra cả mặt đường nhựa. Đường phố càng đông đúc lại càng nhiều rác xả. Ví như con đường Hùng Vương - An Dương Vương ở phía An Cựu. Nơi đây tập trung nhiều loại hàng quán vỉa hè, nhất là các loại xe nước mía. Bình thường chuyện vứt rác ra đường, nhất là các loại rác làm ăn như bã mía đã khó coi, đằng này lại có cảnh tượng xe thu gom rác vừa mới dọn dẹp xong và đi qua thì lại thấy ai đó quăng tiếp rác ra đường. Những loại rác đi qua lượt (thu dọn) này cứ thế chình ình.

Trong khoản thu gom rác, bảo đảm vệ sinh môi trường, thành phố Huế được xem là một điểm sáng. Hình ảnh người công nhân vệ sinh môi trường ngày đêm cần mẫn trên các tuyến phố từ lâu đã trở thành một biểu tượng đẹp cho tinh thần và ý thức trách trách nhiệm với công việc. Đầu tư cơ sở vật chất cho công việc thu gom từ các thùng đựng “xin cho tôi rác” cho đến các loại xe vận chuyển rác, bãi chứa rác cũng được đặc biệt chú ý. Thế nhưng, xem ra chừng ấy là chưa đủ và mới chỉ tới từ một phía.
Xả rác theo kiểu tiện đâu vứt đó đã trở thành căn bệnh thâm căn cố đế. Có ý kiến cho rằng, rất nhiều người dân ở Huế xuất thân từ nông dân. Ở nông thôn đất đai rộng rãi, nhà cửa thưa thớt, nằm dọc theo những con đường làng, nhà nọ cách nhà kia có khi hàng trăm mét nên chuyện rác thải không thành vấn đề, người dân có thói quen tiện đâu vứt đó. Khi đã trở thành thị dân, họ vẫn giữ thói quen xấu kia. Tuy nhiên, nói vậy cũng mới chỉ đúng một phần, bởi lẽ ngay từ xa xưa trong hương ước của nhiều làng quê ven Huế đã có quy định về việc giữ gìn vệ sinh chung, cấm xả rác bậy bạ.
Không còn nghi ngờ, việc tiện đâu vứt rác đó là một thói quen xấu. Nó cần thiết phải loại bỏ trong cuộc sống hôm nay.
Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top