ClockThứ Năm, 25/04/2019 06:40
Ngày sốt rét thế giới (25/4):

Tiến trình kiểm soát bệnh sốt rét đang bị đình trệ

TTH.VN - Sau hơn một thập kỷ tiến bộ đều đặn trong việc phòng chống bệnh sốt rét, tiến trình này đang chững lại. Theo báo cáo sốt rét thế giới mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không có sự gia tăng đáng kể nào trong việc giảm các ca sốt rét trong giai đoạn 2015 đến 2017.

Cần 14 tỷ USD để chống lại đại dịch AIDS, lao và sốt rétGiải quyết câu hỏi cho hành trình chống lại bệnh sốt rétNỗ lực đẩy lùi bệnh sốt rét trên toàn cầuChâu Á - Thái Bình Dương: Nhiều thách thức về tài chính để đẩy lùi bệnh sốt rét

Một đứa trẻ cầm tấm biển ủng hộ chiến dịch “Không còn sốt rét bắt đầu từ tôi” (“Zero malaria starts with me). Ảnh: Devex

Ước tính trong năm 2017, có khoảng 219 triệu ca mắc và 435.000 ca tử vong liên quan đến sốt rét, hầu như không thay đổi so với một năm trước đó. Phần lớn các trường hợp sốt rét và tử vong xảy ra ở châu Phi khi khu vực này tiếp tục gánh hơn 90% số ca sốt rét toàn cầu. Đáng lo ngại, trong 10 quốc gia châu Phi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi bệnh sốt rét, ước tính số ca mắc bệnh đã tăng thêm 3,5 triệu ca trong năm 2017 so với một năm trước đó.

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng lây truyền sang người qua vết cắn của muỗi Anophele cái bị nhiễm bệnh. Hàng năm, ngày 25/4 được coi là Ngày sốt rét thế giới để nâng cao nhận thức về căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa này và công nhận những nỗ lực toàn cầu để kiểm soát tình hình dịch bệnh.

Năm nay, WHO phối hợp với đối tác Tổ chức đẩy lùi sốt rét (RBM Partnership), Ủy ban Liên minh các quốc gia châu Phi (the African Union Commission) và các tổ chức đối tác khác thúc đẩy một chiến dịch với chủ đề “Không còn sốt rét bắt đầu từ tôi” (“Zero malaria starts with me) – một chiến dịch cơ sở nhằm mục đích duy trì bệnh sốt rét trong các chương trình nghị sự chính trị, huy động thêm các nguồn lực và trao quyền cho các cộng đồng có thể phòng chống và cho các cá nhân trên khắp thế giới thực hiện cam kết để cứu thêm hàng triệu người, giúp các cộng đồng và nền kinh tế phát triển bằng cách chấm dứt căn bệnh hiểm nghèo này.

Sự chung tay của các ngôi sao thể thao

Theo WHO, chiến dịch này thu hút tất cả các thành viên của xã hội, các nhà lãnh đạo chính trị kiểm soát các quyết định và ngân sách chính sách của chính phủ, các công ty thuộc khu vực tư nhân sẽ được hưởng lợi từ lực lượng lao động không có bệnh sốt rét và các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bệnh sốt rét.

Ngoài ra, mạng lưới truyền hình thể thao Eurosport cũng tham gia cùng một số ngôi sao thể thao lớn trong việc ủng hộ chương trình Ngày sốt rét thế giới năm 2019. Theo đó, các ngôi sao thể thao từ khắp nơi trên thế giới sẽ tập trung tại Paris - thành phố được chọn để tổ chức Ngày sốt rét thế giới 2019 - với hy vọng lôi kéo các nhà lãnh đạo toàn cầu, xã hội dân sự, khu vực tư nhân, các tổ chức chuyên môn và công chúng nói chung để giúp xóa sổ căn bệnh nguy hiểm này.

Số liệu cho thấy, sốt rét đe dọa một nửa dân số toàn cầu và trung bình có thể giết chết một đứa trẻ cứ sau mỗi 2 phút. Đây được coi là một trong những bệnh lâu đời nhất và nguy hiểm nhất thế giới. Kể từ khi thành lập, Hiệp hội RBM  và Quỹ toàn cầu đã đóng vai trò quan trọng trong tiến trình chống lại bệnh sốt rét, góp phần giảm 60% số ca tử vong do sốt rét, ước tính 7 triệu người được cứu sống và ngăn chặn 1 tỷ ca mắc bệnh.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Devdiscourse, WHO & Eurosport)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Giữ vững thành quả, phòng ngừa sốt rét quay trở lại

Mặc dù được công nhận là địa phương đạt “Loại trừ sốt rét” cuối năm 2022, song tại Thừa Thiên Huế vẫn xuất hiện ca sốt rét ngoại lai trong 2 năm qua. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này từ các tuyến theo quy định của Bộ Y tế.

Giữ vững thành quả, phòng ngừa sốt rét quay trở lại
Sán lá phổi – ký sinh trùng cực nguy hiểm

Bệnh sán lá phổi được biết đến là một trong những căn bệnh cực kỳ phổ biến ở khu vực Đông Nam châu Á bởi thói quen ăn uống không lành mạnh (ăn sống một số loại tôm, cua). Mà theo nghiên cứu y học cho thấy rằng, có tới 80% loài cua sống ở môi trường nước ngọt có chứa sán lá phổi.

Sán lá phổi – ký sinh trùng cực nguy hiểm
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

TIN MỚI

Return to top