ClockThứ Tư, 20/03/2019 08:32

Tiếng chuông hòa bình

TTH - Tháp chuông này lạ lắm, nằm chơ vơ trên đỉnh ngọn núi được bao bọc bởi một rừng thông xanh, và được bảo vệ bởi một ông lão có khuôn mặt hiền lành.

Mùa xuân, khi những nụ hoa điệp anh đào trong sân trường một ngày bỗng nở đầy hoa, màu hồng phấn của những đóa hoa kết thành chuỗi vươn trong nắng sớm của một buổi sớm mai, hay trong ánh nắng buổi ráng chiều đẹp đến nao lòng. Ngoài công viên hai bên bờ sông Hương, trời lồng lộng gió dù cái nắng của mùa hè dường như đã trở về xâm chiếm cả thành phố thì hương xuân như vẫn còn e ấp đâu đó như những bông hoa điệp anh đào đang âm thầm khoe sắc kia.

Tôi có thói quen dậy sớm từ ngày xưa, khi những tiếng chuông chùa rơi giữa thinh không vào lúc ba giờ sáng, bốn giờ sáng sẽ nghe tiếng trống đánh bát nhã, giờ đó ngày xưa tôi phải dậy trông em cho mẹ tôi quang gánh đi chợ mua rau về bán. Tuổi thơ tôi bên ngọn đèn dầu ngồi ru em trong nôi, chỉ có tiếng chuông chùa ngân vang trong đêm như muốn ru em tôi say nồng giấc ngủ.

Có đợt, cũng vào dịp hoa điệp anh đào khoe sắc, tôi cùng nhóm bạn thời đại học của mình làm một cuộc dạo chơi "lên núi ngắm trăng", vào mùa trăng thứ hai của năm mới. Chúng tôi đã cùng nhau leo lên một ngọn núi chỉ để chạm vào chiếc chuông đặt trên ngọn núi Ngũ Phong ở đền thờ Huyền Trân công chúa.

Tháp chuông này lạ lắm, nằm chơ vơ trên đỉnh ngọn núi được bao bọc bởi một rừng thông xanh, và được bảo vệ bởi một ông lão có khuôn mặt hiền lành. Trên đường đi lên tháp chuông còn có một tượng Phật Di Lặc với nụ cười an yên đang nở trên môi.

Tiếng chuông chùa tôi nghe cũng đã nhiều lần, nhưng lần đầu tiên được tự tay mình cầm dùi đánh một tiếng chuông thì cảm giác thật khác lạ. Ông lão canh giữ tháp chuông trên đỉnh núi cao 108m, vẫn hằng ngày đều đặn đánh lên 108 tiếng chuông cầu mong hòa bình cho thế gian, kể cho chúng tôi nghe về "sự tích" chiếc chuông hòa bình, về cuộc đời, về nhân quả.

Năm tháng qua đi, bạn bè ra trường rồi mỗi đứa mỗi nơi, Huế đón những đứa con trở về rồi lại tiễn đi trong ngậm ngùi tiếc nuối, chỉ có tiếng chuông hòa bình vẫn còn vang mãi bởi những con người mong muốn bình an cho mình, cho Huế vẫn còn ngân vang giữa núi đồi Ngũ Phong.

Gần mười năm, tôi quay trở lại tháp chuông ngày cũ, Huế giờ đã khác xưa, bạn bè trở về muốn tìm Huế của ngày xưa, không phố xá ồn ào náo nhiệt, chỉ muốn nhìn Huế qua khe cửa Đại Nội với mái hiên, với ngôi nhà cổ, với khu vườn đầy hương và hoa và muốn tự mình gõ thêm một tiếng chuông hòa bình để cầu bình an cho bản thân, cho mọi người trong một mùa xuân mới. Con đường đi lên tháp chuông, những cây điệp anh đào đã cao lớn đang bung hoa nở, tượng đức Phật vẫn an nhiên ở đó, ông lão canh giữ tháp chuông đã già thêm mười tuổi vẫn hằng ngày kể câu chuyện về tiếng chuông hòa bình.

Nam Giao

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xung đột lan rộng trong khu vực ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Yemen

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, ngày 15/4, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Yemen, ông Hans Grundberg, đã bày tỏ quan ngại về căng thẳng ngày càng leo thang ở Yemen, đồng thời cảnh báo tiến trình hòa bình ở quốc gia Trung Đông này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong bối cảnh xung đột khu vực ngày càng lan rộng.

Xung đột lan rộng trong khu vực ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Yemen
Châu Á phải tạo điều kiện cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng

Hãng tin The Business Times dẫn lời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại lễ bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai châu Á khẳng định, ngay cả khi tồn tại khó khăn song phương, đồng thời để thực hiện hóa lời hứa mà khu vực đưa ra, các nước châu Á nên tiếp tục hợp tác cùng nhau, cũng như đảm bảo sự ổn định cho xã hội nước nhà để thúc đẩy phát triển trong tương lai.

Châu Á phải tạo điều kiện cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng
VIỆN NGHIÊN CỨU HÒA BÌNH QUỐC TẾ STOCKHOLM (SIPRI):
Xây dựng hòa bình, ngăn chặn chiến tranh giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), an ninh lương thực toàn cầu đã trở thành một vấn đề lớn, gắn liền với các cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine, Somalia, Syria và nhiều nơi khác. Hơn bao giờ hết, cần có hành động khẩn cấp để củng cố hòa bình, củng cố nền kinh tế nông nghiệp toàn cầu và đảm bảo sản phẩm dinh dưỡng có giá thấp hơn cho mọi người dân, báo cáo mới của SIPRI nhấn mạnh.

Xây dựng hòa bình, ngăn chặn chiến tranh giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực
“Chợ” nấm tràm trên đàn Nam Giao

Mùa nấm tràm nở rộ. Các chị, các o, mệ ở TP. Huế ngày nào cũng lượn vài vòng lên khu vực đàn Nam Giao để lựa chọn, mua cho bằng được những rổ nấm tràm căng mọng, óng mượt.

“Chợ” nấm tràm trên đàn Nam Giao
Xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

Tích cực tham mưu cho chính quyền các cấp của hai bên trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng biên giới; đẩy mạnh tuyên truyền cho Nhân dân khu vực biên giới nâng cao ý thức chấp hành Hiệp định về quy chế biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào; xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển, là những nội dung trọng tâm trong phương hướng phối hợp thời gian tới, tại hội đàm giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh với 4 đơn vị: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh Sê Kông, Salavan (Lào).

Xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển
Return to top