Thế giới

Tiếp cận công bằng với vắc-xin COVID-19 là vấn đề về nhân quyền

ClockThứ Bảy, 05/06/2021 12:10
TTH - Sự phát triển nhanh chóng của vắc-xin COVID-19 được xem là thành tựu chưa từng có. Tuy nhiên, hầu hết các nước thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn chưa nhận được đủ nguồn cung vaccine để tiêm chủng cho tất cả các nhóm dân số được ưu tiên của họ.

Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn

Đảm bảo quyền tiếp cận vắc-xin COVID-19 công bằng là đảm bảo nhân quyền cho mọi người. Ảnh minh họa: TTXVN/Báo Điện tử Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Để giảm thiểu rủi ro về sức khỏe và kinh tế liên quan đến việc tiếp cận không công bằng đến vắc-xin COVID-19, các khu vực công và tư cần phối hợp với những nỗ lực và nguồn lực của mình để giải quyết thách thức về tiếp cận vắc-xin và xem đây như quyền cơ bản của tất cả mọi người.

Tuyên bố toàn diện nhất về quyền được chăm sóc sức khỏe trong Luật Nhân quyền Quốc tế nằm trong điều 12 của Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo đó các nước thành viên công nhận quyền của mọi người phải được hưởng những quyền lợi cao nhất có thể đạt được về sức khỏe thể chất và tinh thần. Công ước kêu gọi các quốc gia thành viên thực hiện các bước cần thiết để phòng ngừa, điều trị và kiểm soát dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp và các bệnh khác.

Hạn chế tiếp cận với vắc-xin COVID-19 là vi phạm nhân quyền

Trước những thách thức đang tồn tại, dự đoán cho đến năm 2024 vẫn có nhiều nước đang phát triển sẽ không thể tiêm chủng đẩy đủ cho Nhân dân. Sự chậm trễ này không chỉ làm gia tăng bất bình đẳng giữa các quốc gia mà còn ảnh hưởng lớn đến quyền con người của những người sống ở khu vực khó tiếp cận và các nước có thu nhập thấp.

Quyền sức khỏe và thậm chí là tính mạng của mọi người sẽ bị đe dọa gấp đôi khi các hệ thống chăm sóc sức khỏe tiếp tục cảm nhận được sự căng thẳng của đại dịch. Nếu đại dịch vẫn tồn tại lâu hơn, các quốc gia này cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để hoàn toàn “mở cửa trở lại” nền kinh tế và hậu quả tàn phá kinh tế sẽ ngày càng trầm trọng hơn, trong khi các nước giàu đã bắt đầu đến với tiến trình phục hồi.

Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa như được làm việc, được giáo dục và có mức sống đầy đủ - những yếu tố cũng góp phần quyết định tình trạng sức khỏe sẽ bị đe dọa nhiều hơn.

Có thể nói, việc tiếp cận không bình đẳng đối với vắc-xin  COVID-19 rõ ràng là một vấn đề về nhân quyền. Điều này khiến một số nhóm dân cư đối diện với nguy cơ cao hơn so với những nhóm người khác, cụ thể là bao gồm lao động di cư hợp pháp và bất hợp pháp, người khuyết tật và lao động hợp đồng ngắn hạn làm việc trong các lĩnh vực khác nhau.

Trách nhiệm giải quyết, đảm bảo quyền tiếp cận vắc-xin bình đẳng cho mọi người

Các nhân tố trong khu vực cá nhân, chẳng hạn như các tập đoàn đa quốc gia (MNC), các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty khởi nghiệp trong nước và quốc tế nên chủ động hợp tác chặt chẽ với chính phủ các quốc gia, cũng như các cơ quan quốc tế về cách hỗ trợ và thúc đẩy quyền tiếp cận vắc-xin  COVID-19 cho người dân, đảm bảo tất cả mọi người đều được sử dụng vắc-xin an toàn và hiệu quả.

Điều này được nhìn nhận rõ nhất khi kết quả nghiên cứu của Oracle và Workplace Intelligence thực hiện vào năm 2020 chỉ ra: 78% lao động cho biết đại dịch đã gây hại đến sức khỏe của họ. Chính vì lý do này, các công ty nên hành động nhiều hơn nữa để thể hiện trách nhiệm với người lao động. Vấn đề trở nên phức tạp bởi hiện nay, nhu cầu tiếp cận với vắc-xin  COVID-19 trên thế giới đang rất cao, cộng thêm sự xuất hiện của chính trị hóa vắc-xin.

Các chính phủ dẫn đầu trong việc triển khai chính sách và quản lý vắc-xin. Vì vậy, chính phủ các nước cũng có nghĩa vụ đảm bảo các công ty tôn trọng nhân quyền và thúc đẩy nhân quyền, đặc biệt là của người lao động trong cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng này.

Các công ty cần thiết kế và thực hiện các chiến lược về quyền con người hiệu quả và toàn diện, nhằm đẩy mạnh khả năng tiếp cận vắc-xin cho tất cả mọi người. Cụ thể, các bước phải bao gồm đánh giá các tác động thực tế và tiềm năng về quyền con người đối với việc tiêm chủng; tích hợp và hành động dựa trên những phát hiện và làm việc với khu vực công để thúc đẩy tiến trình tiêm chủng vắc-xin COVID-19 cho công, nhân viên.

Các doanh nghiệp có trách nhiệm tôn trọng quyền làm việc, bao gồm các điều kiện làm việc an toàn, lành mạnh và được bảo vệ của người lao động. Hiện tại, đại dịch COVID-19 đã buộc nhiều tổ chức kinh doanh phải đối mặt với tình huống khó xử để duy trì an ninh việc làm và đầu tư vào sức khỏe, an toàn nghề nghiệp, đồng thời quản lý dòng tiền một cách hiệu quả.

Nhìn chung, bảo vệ sự an toàn của lao động và người sử dụng lao động, đồng thời giảm thiểu rủi ro do COVID-19 bằng cách thúc đẩy khả năng tiếp cận với vaccine được nhận định là một khoản đầu tư chi phí tương đối thấp, nhằm tăng cường tính bền vững của doanh nghiệp kinh doanh, đồng thời nhấn mạnh quyền cơ bản đối với quá trình làm việc.

Nói tóm lại, những hành động mà một doanh nghiệp phải thực hiện hiện nay, trong cuộc khủng hoảng này sẽ hỗ trợ phục hồi thịnh vượng kinh tế, đồng thời xây dựng một tương lai hòa nhập và bình đẳng hơn cho cả người lao động, người sử dụng lao động và xã hội trong tương lai dài hơi sau này.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Bangkok Post & Universal Rights Group)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Xử phạt nồng độ cồn có vi phạm nhân quyền?

Dịp Tết Giáp thìn 2024, người ta bàn nhiều về kiểm tra nồng độ cồn (NĐC) và những câu chuyện về liên hoan, gặp mặt, tất niên cuối năm… với những hạn chế khi uống bia, rượu. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như không có kiểm tra gắt gao của cảnh sát giao thông (CSGT) và phản ứng cho đó là vi phạm nhân quyền.

Xử phạt nồng độ cồn có vi phạm nhân quyền
Return to top