ClockThứ Tư, 30/11/2016 08:53

Tiếp nhận khoản vay hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc tiếp nhận khoản vay trị giá 100 triệu Euro của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) trong giai đoạn 2017-2018 cho Chương trình “Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu” (SP-RCC).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Công hàm đề nghị tài trợ tới AFD.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ  Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế tài chính trong nước đối với Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 (thay thế cơ chế tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 8981/VPCP-QHQT ngày 10/12/2010).

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính bố trí nguồn vốn đối ứng cho Chương trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; tiếp thu các ý kiến của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện chương trình, bảo đảm việc sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, đúng tiến độ.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top