ClockThứ Năm, 04/02/2021 06:30

Tiếp nối dòng chảy văn học nghệ thuật Cố đô

TTH - Năm 2020, dù đối mặt với nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã tạo được dấu ấn trong hành trình sáng tạo bằng những tác phẩm được công chúng ghi nhận.

Tặng thưởng tác phẩm công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2020Tìm kiếm tài năng trẻ văn hóa nghệ thuật“Quả ngọt” mùa giải văn học nghệ thuật cố đôTrao giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ VI

Cảnh trong vở ca kịch “Chuyên án Z1”

Chụp cảnh đợi khách của những chiếc xích lô trong mưa gió, bức ảnh “Đợi 5” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồ Ngọc Sơn khắc họa nét đẹp mưu sinh giữa đời thường. Trong làn mưa trắng xóa, thời gian như chậm lại, những chiếc xích lô vắng khách gợi khung cảnh ảm đạm của những ngày xuất hiện dịch COVID-19 và bão lũ đã tác động trực tiếp đến đời sống mưu sinh thường nhật của những người lao động.

Nổi tiếng với những tác phẩm chụp về mưa Huế, nhiều năm nay, những lúc trời mưa, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồ Ngọc Sơn lại rong ruổi trên các cung đường của thành Huế mộng mơ, để săn những khoảnh khắc đẹp. Không dàn dựng, lắp ghép, anh ghi lại những khoảnh khắc tự nhiên của con người dưới mưa, nhất là đặc tả nét đẹp mưu sinh giữa đời thường. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồ Ngọc Sơn chia sẻ: “Mùa mưa đến luôn khiến tôi ước ao ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời của đất trời. Cái lạnh rét luồn vào da thịt, làm tím tái những khuôn mặt, bàn tay, đôi chân trần vật lộn mưu sinh trên đường phố là hình ảnh luôn làm tôi xúc động”.

Những bức ảnh chụp mưa của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồ Ngọc Sơn đạt nhiều giải thưởng lớn. Năm 2020 là năm thành công của anh khi đạt các giải thưởng quốc tế: Bức ảnh “Đợi 5” đạt HCV cuộc thi quốc tế tại S-Kadar 2020, Montenegro và HCĐ tại cuộc thi Sunflower, Cộng hòa Séc, giải C của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam 2020; “Du lịch Huế” đoạt HCĐ tại cuộc thi Macedonia 2020; “Trên đường về” đoạt HCV tại cuộc thi Beauty, Serbia. Cả ba bức ảnh đều chụp về mưa Huế, thể hiện nét đẹp vượt lên khó khăn giữa đời thường.

Khắc họa hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân, vở ca kịch “Chuyên án Z1” là tác phẩm xuất sắc của Hội Nghệ sĩ Sân khấu trong năm qua khi đoạt 1 HCV và 2 HCB tại Liên hoan Nghệ thuật sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân”. Vở kịch do NSƯT La Thanh Hùng làm đạo diễn, kịch bản của tác giả Lê Mai Phương, ca ngợi những chiến công, sự hy sinh thầm lặng của người chiến sĩ công an trong cuộc chiến chống tội phạm, giữ gìn bình yên cho mọi người.

Tác phẩm đề cập đến cuộc chiến chống ma túy của lực lượng công an trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Khi cả nước đang căng mình chống dịch, bọn tội phạm lợi dụng cơ hội để hoành hành. Nhiều trẻ vị thành niên và thanh niên nghiện ma túy, đằng sau đó là cả đường dây buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ ma túy liều lĩnh và nguy hiểm. Vì nhiệm vụ, Trung úy Hằng và Trung úy Kiên đành gác lại đám cưới để cùng tham gia vào chuyên án Z1, triệt phá nhóm tội phạm ma túy. Trong cuộc chiến chống tội phạm, Kiên đã anh dũng hy sinh, dang dở mối duyên chưa trọn với Hằng nhưng họ vẫn luôn tự hào về công việc của mình.

Đoạt HCV khi vào vai Trung úy Hằng, với nghệ sĩ Phạm Thị Lệ là một trải nghiệm đầy mới mẻ và khá mạo hiểm khi chị vốn là diễn viên tuồng lại diễn vai chính trong một vở ca kịch. Chị bộc bạch: “Đây là hai loại hình nghệ thuật sân khấu có đặc trưng khác nhau. Nếu tuồng là sự kết hợp giữa diễn xuất, hát và vũ đạo thì với ca kịch, tôi phải tập thả lỏng toàn bộ cơ thể, từ nét mặt đến động tác, tay chân… Ban đầu cũng rất khó khăn nhưng tôi cố gắng tập luyện để diễn tròn vai. Đây là vai diễn đầu tiên tôi thử sức với loại hình ca kịch nên khá bất ngờ khi đạt HCV”.

Dù bị tác động không nhỏ do dịch bệnh COVID-19 nhưng trong năm 2020, các văn nghệ sĩ vẫn miệt mài sáng tạo. Bám sát dòng thời sự, văn nghệ sĩ đã có nhiều tác phẩm hay, thể hiện tư duy nghệ thuật liên quan đến đời sống nhân sinh. Theo đánh giá của PGS.TS. Hồ Thế Hà, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Liên hiệp các Hội VHNT, văn nghệ sĩ không hẹn mà gặp nhau về tư tưởng và tư duy nghệ thuật mang tính thời sự trước sự biến đổi bất thường của thiên nhiên và xã hội. Tất cả những tác phẩm đạt giải thưởng văn học nghệ thuật năm nay đều mang tính nghệ thuật cao, thể hiện qua thế giới ngôn từ, hình tượng, tư tưởng theo đặc trưng ngôn ngữ của từng thể loại.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT cho rằng, đời sống văn học nghệ thuật trên vùng đất Thừa Thiên Huế đang ngày càng sôi động. Một đội ngũ văn nghệ sĩ đông đảo ngày càng phát triển, trở thành nhịp cầu đưa những con tim đồng cảm xích lại gần nhau hơn để cùng chia sẻ những vui buồn, ước mơ, khát vọng qua từng tác phẩm, lay động những góc khuất của cuộc sống để tìm hạt ngọc quý ẩn sâu bên trong tâm hồn mỗi con người.

Bài, ảnh: Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một dấu ấn trong dòng chảy văn hóa nghệ thuật Cố đô

Cách đây 78 năm, vào tháng 9/1945, văn nghệ sĩ Huế gạt bỏ những dị biệt, kêu gọi đoàn kết tham gia thành lập Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Trung Bộ. Đó là tiền đề cho sự ra đời của Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên. Đây là tổ chức tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn hóa Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế ngày nay và mở đầu một thời kỳ mới, mở ra một dòng chảy VHNT cách mạng liên tục trên vùng đất văn hóa Huế.

Một dấu ấn trong dòng chảy văn hóa nghệ thuật Cố đô
Đáp đền tiếp nối

Mong muốn xoa dịu nỗi đau, mất mát của những cá nhân, gia đình đã hiến dâng xương máu vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, phường Hương Chữ luôn quan tâm, chú trọng thực hiện công tác “đền ơn, đáp nghĩa” với nhiều hoạt động thiết thực.

Đáp đền tiếp nối
Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi

Vừa qua, chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của vua Hàm Nghi (1944 - 2023) tại Huế, nhất là việc khai trương không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật” giúp công chúng hiểu rõ hơn chân dung về vị vua yêu nước. Ông Nguyễn Đắc Xuân, Chủ tịch Hội Nghiên cứu và phát triển Di sản văn hóa Huế, người nghiên cứu về vua Hàm Nghi từ rất sớm, rất vui trước sự kiện này. Ông đã có buổi trò chuyện với Báo Thừa Thiên Huế xung quanh việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi.

Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi
Không nên để sự việc kéo dài

Một cống thoát nước ở xã Vinh An (Phú Vang) đã tồn tại gần 20 năm, nay bị bồi đất trám bít nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng đến dân sinh. Đây là thắc mắc của ông Lương Văn Hiệu - người dân bị ảnh hưởng gửi đơn đến tòa soạn Báo Thừa Thiên Huế với mong muốn các ban, ngành chức năng quan tâm giải quyết sự việc này.

Không nên để sự việc kéo dài

TIN MỚI

Return to top