ClockThứ Tư, 01/03/2017 13:11

Tiếp sức cho đồng bào thoát nghèo

TTH - 19 xã ở hai huyện Nam Đông và A Lưới có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% sẽ được các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh tiếp sức. Có rất nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo, tuy nhiên, ngoài việc hỗ trợ để người dân có vốn, tiếp cận với công nghệ sản xuất, cải thiện đời sống, người nghèo phải có ý thức vươn lên thoát nghèo.

Mô hình nuôi bò chất lượng cao để giảm nghèo ở A Lưới

Người nghèo thiếu gì?

A Lưới có 17 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25%, trong đó có 6 xã tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%. Chất lượng đời sống của bà con vẫn còn thấp, thiếu nhiều dịch vụ xã hội cần thiết. A Lưới vẫn còn trên 2.400 nhà tạm, tranh - tre - nứa - lá; mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản ở một số lĩnh vực còn rất cao, như bảo hiểm y tế thiếu 86%; nhà tiêu hợp vệ sinh thiếu trên 80%; nguồn nước sinh hoạt thiếu 64%; diện tích nhà ở thiếu trên 60%.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho rằng, chương trình giảm nghèo cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia 2010 – 2015 được triển khai thực hiện hiệu quả. Tổng nguồn vốn đầu tư cho Chương trình là 511.526 triệu đồng. Chương trình có tác động tích cực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi; đời sống tinh thần vật chất của người dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững. Số hộ đã thoát nghèo nhưng có mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn. Hàng năm, vẫn có các hộ tái nghèo. Đời sống của người dân ở các xã đặc biệt khó khăn vẫn còn cơ cực, thiếu thốn.

Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn mới) áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 cho thấy, toàn huyện A Lưới có 4.337 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ trên 35%. Nguyên nhân cơ bản do người dân thiếu tư liệu sản xuất, không việc làm ổn định, không có tay nghề, gia đình đông con, nhiều đối tượng ăn theo, mới tách hộ

Nhìn nhận vấn đề hỗ trợ người nghèo, nhiều ý kiến cho rằng, nguồn lực của địa phương và ngân sách hỗ trợ còn thấp. Một số chính sách ban hành có mức đầu tư thấp, đa phần mang tính hỗ trợ về an sinh xã hội. Trình độ dân trí của người dân còn hạn chế, một bộ phận hộ nghèo không muốn thoát nghèo để hưởng cơ chế, chính sách. Vai trò của chính quyền và các hội, đoàn thể ở một số địa phương chưa phát huy và chưa thật sự là chỗ dựa cho người nghèo.

Giúp người nghèo thay đổi nhận thức

Để giúp các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao thoát nghèo bền vững, UBND tỉnh phân công 57 ban, ngành, đoàn thể, trường học giúp đỡ 19 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% ở hai huyện A Lưới và Nam Đông. Cứ 3 đơn vị giúp đỡ một xã nghèo để đến cuối năm 2020, toàn tỉnh sẽ giảm còn 7 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25%.

Các đơn vị được phân công giúp đỡ xã nghèo đã có nhiều cuộc họp bàn về phương thức hỗ trợ. Trước tiên là đánh giá đúng thực trạng để vận động chính người nghèo tự vươn lên. Việc giúp đỡ xã có tỷ lệ hộ nghèo cao được thực hiện theo khả năng, thế mạnh của từng cơ quan. Nguồn lực có thể huy động từ đơn vị mình hoặc các nhà hảo tâm để giúp đỡ hộ nghèo làm ăn, tìm việc làm, xóa nhà tạm, hỗ trợ khám, chữa bệnh hay cung cấp thiết bị dạy học, xây nhà văn hóa thôn, xã... Các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao cần được bồi dưỡng kiến thức khoa học, xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, áp dụng giống mới năng suất cao phù hợp với lợi thế vùng sinh thái. Người nghèo được hướng dẫn thủ tục vay vốn ngân hàng, trợ giúp pháp lý… Còn rất nhiều việc cần làm cho người nghèo như nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả nhằm tạo việc làm cho người nghèo trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu hợp lý cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao... Hướng dẫn cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo biết cách lập kế hoạch chi tiêu để tiết kiệm đầu tư vào nuôi trồng, sản xuất kinh doanh. Người nghèo được hỗ trợ vốn trực tiếp để thực hiện mô hình sinh kế nhỏ, phù hợp với đặc điểm và thói quen chăn nuôi, trồng trọt của các hộ nghèo.

Tại hội nghị phân công giúp đỡ xã nghèo của tỉnh, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, xóa đói giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ quan trọng, được toàn bộ hệ thống chính trị, người dân quan tâm. Để người dân thật sự thoát nghèo, cần sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội, nhưng không được thực hiện một cách hình thức. Lâu nay, chúng ta vẫn nặng về hỗ trợ vật chất cho người nghèo nhưng vẫn chưa thực sự giúp cho bà con thoát nghèo một cách bền vững. Muốn xóa nghèo, giảm nghèo bền vững thì hỗ trợ, giúp đỡ để người dân tăng cường sản xuất, tăng thu nhập vẫn là yếu tố quan trọng. "Tuy nhiên, các đơn vị cần giúp người nghèo thay đổi nhận thức, chứ không thể hôm nay chúng ta giao cho họ ba con bò giống, hôm sau có việc họ làm thịt mất một con, rồi dần dần không còn con nào nữa thì nguy cơ tái nghèo là rất cao", Chủ tịch UBND tỉnh ví von.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao yêu cầu, các giải pháp hỗ trợ xã nghèo phải cụ thể, đi vào thực tế, đừng sáo rỗng. Địa phương nào cần cái gì để phát triển thì các đơn vị được phân công cần có giải pháp hỗ trợ. Mặt khác, những hộ nghèo chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ thì không giúp đỡ, phải ưu tiên những người có ý thức, nỗ lực thoát nghèo. Mặc dù, tỉnh phân công các sở, ban, ngành, đoàn thể giúp đỡ các xã nghèo nhưng trách nhiệm chính vẫn thuộc về chính quyền địa phương. Các địa phương phải đi tìm giải pháp và phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành thì kết quả giảm nghèo mới bền vững.

Bài, ảnh: HUẾ THU 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Tiếp sức cho con em Quảng Điền

Sau 30 năm hoạt động, Hội Khuyến học đồng hương Quảng Điền tại Huế đã khen thưởng, động viên hàng ngàn học sinh gốc Quảng Điền đạt thành tích xuất sắc, vượt khó học giỏi. Sự quan tâm ấy là nguồn động viên tinh thần không nhỏ, để các em biết phía sau mình, ngoài cha mẹ, người thân còn có những người đồng hương sẵn sàng tiếp sức.

Tiếp sức cho con em Quảng Điền
Tiếp sức cho lao động đi làm việc ở nước ngoài

Cùng với các chương trình tín dụng chính sách, chương trình cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần quan trọng trong giải quyết vấn đề việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn TP. Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Tiếp sức cho lao động đi làm việc ở nước ngoài
Return to top