ClockThứ Năm, 15/05/2014 11:00

Tiếp sức cho làng bún Ô Sa

TTH - Từ nguồn vốn địa phương năm 2014, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh vừa hỗ trợ cho Cơ sở sản xuất bún tươi Nguyễn Thượng ở xã Quảng Vinh (Quảng Điền) máy sản xuất bún liên hoàn với tổng kinh phí hỗ trợ 42 triệu đồng.

Làng nghề trên 100 tuổi

Máy sản xuất bún liên hoàn giúp cơ sở nâng cao năng suất và kiết kiệm nhân công

Làng Ô Sa ở xã Quảng Vinh (Quảng Điền) hiện có trên 60 hộ tham gia làm bún tươi, bún khô và bánh ướt. Trong đó, bún tươi là nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm và đang ngày càng phát triển với số lượng sản xuất mỗi ngày từ 5-10 tấn bún. Làng bún Ô Sa nổi tiếng với sợi bún nhỏ, dẻo, có mùi thơm đặc trưng bởi làm từ chất liệu gạo ruộng được trồng từ vùng đất Quảng Vinh. Tuy nhiên, do sản xuất theo quy mô hộ gia đình nên các cơ sở này chủ yếu sản xuất thủ công với công suất nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Trong khi đó, đa số các trang thiết bị máy móc để sản xuất bún đều có giá cao, từ 50-100 triệu đồng/chiếc nên nhiều cơ sở hiện vẫn chưa đầu tư máy móc mà vẫn làm thủ công truyền thống.

Ông Lê Thắng, Trưởng thôn Ô Sa cho biết: “So với những năm trước, giờ đây nghề làm bún tươi đã phát triển mạnh, số hộ tham gia làm bún ngày càng nhiều. Cùng với sự nỗ lực của các cơ sở, những năm gần đây Nhà nước đã quan tâm đầu tư hệ thống bể lắng và hố nước thải, kênh mương nên môi trường tại làng nghề không còn ô nhiễm, người dân yên tâm hơn trong việc sản xuất kinh doanh. Mặt khác, từ nguồn vốn khuyến công của tỉnh, trong năm 2014 này đã có máy móc hiện đại để sản xuất bún nên làng nghề đang phát triển từng ngày.” Như vậy, để phát triển làng nghề truyền thống và giúp người dân ổn định sản xuất, người dân làng bún Ô Sa đang rất cần sự quan tâm hỗ trợ trong việc đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại nhằm góp phần để nghề bún hội nhập với các ngành nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, qua đó giúp người dân mở rộng quy mô và phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.
 Khuyến công tiếp sức
Cơ sở sản xuất bún tươi của hộ ông Nguyễn Thượng ở làng Ô Sa vừa đưa vào hoạt động máy sản xuất bún liên hoàn do nguồn vốn khuyến công hỗ trợ 50% kinh phí. Là cơ sở chuyên sản xuất bún tươi có kinh nghiệm trên 20 năm nay, song lâu nay do không có vốn đầu tư nên cơ sở chỉ sản xuất thủ công và trang bị các loại máy thô sơ nên năng suất chưa cao, chất lượng bún làm ra chưa đẹp. Trong khi đó, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm bún tươi ngày càng cao, chiếm trên 5 tạ/ngày nên việc đầu tư máy móc hiện đại trở thành nhu cầu bức thiết với mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất.
Thông qua Phòng Công thương huyện Quảng Điền, cơ sở đã lập đề án xin kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất bún tươi để mở rộng quy mô và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua quá trình thẩm định, đề án được Sở Công thương phê duyệt và triển khai đầu tư. Với tổng kinh phí chiếm 84 triệu đồng, trong đó Trung tâm KC & XTTM hỗ trợ 42 triệu đồng, máy sản xuất bún liên hoàn có công suất 2 tạ bún tươi/giờ đã đưa về cơ sở và vận hành tốt, giúp cơ sở nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Ông Nguyễn Thượng, hộ sản xuất bún tươi vừa được hỗ trợ vốn khuyến công, cho biết: “Trước đây, cơ sở chỉ sản xuất vài tạ bún tháng do máy cũ và năng suất thấp, sợi bún làm ra không tròn và đẹp nên tiêu thụ khó. Từ ngày nhận được nguồn hỗ trợ của đề án khuyến công và đầu tư máy sản xuất bún liên hoàn, năng suất của cơ sở tăng gấp đôi, đồng thời sản phẩm làm ra chất lượng hơn trước nên tiêu thụ mạnh. Hiện, mỗi ngày cơ sở cung ứng bún cho các chợ trên địa bàn huyện Quảng Điền và các vùng lân cận. Đề án khuyến công đã giúp cơ sở phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và giải quyết việc làm cho người lao động”. Không những trang bị máy móc hiện đại, cơ sở đã đầu tư 15 triệu đồng trang bị máy nước nóng năng lượng mặt trời nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những kỳ vọng từ ngành công nghiệp

Từ năm 2024, công nghiệp Thừa Thiên Huế kỳ vọng tạo được nhiều điểm nhấn, nhất là tỉnh khi ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao.

Những kỳ vọng từ ngành công nghiệp
Đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định dịp tết

Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng điện khá lớn nên Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban, đơn vị trực thuộc thực hiện đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất, kinh doanh cũng như nhu cầu sinh hoạt, vui chơi của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định dịp tết
Hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư vào Cụm công nghiệp An Hòa

Là cụm công nghiệp (CCN) duy nhất đóng trên địa bàn TP. Huế, CCN An Hòa không ngừng đầu tư hoàn thiện hạ tầng nhằm thu hút các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất, đồng thời tạo mặt bằng để di dời các cơ sở sản xuất trong nội thị vào xây dựng nhà xưởng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

Hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư vào Cụm công nghiệp An Hòa
Return to top