ClockThứ Ba, 25/05/2021 13:30

Tiếp sức ước mơ ngày thi

TTH - Lên Nam Đông, chúng tôi nghe kể nhiều về các hoạt động tiếp sức trong các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) Quốc gia do Hội Khuyến học huyện phối hợp tổ chức.

7 học sinh được miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thôngKiến nghị dạy thêm văn hóa bậc THPT tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Tiếp sức mùa thi (thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh). Ảnh: Hữu Phúc

Con số gần 700 suất cơm, 3.400 hộp sữa các loại, 500 cái bánh Bảo Thạnh, 1.200 chai nước ngọt, 1.500 cái khẩu trang, 5 lít nước sát khuẩn phòng chống COVID- 19 và hàng trăm két nước lọc đủ cho các học sinh và phụ huynh uống trong cả quá trình thi trong 4 năm qua có thể chưa nhiều. Thế nhưng, cảm động thay là cách tiếp sức luôn có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình.

Năm 2017, lần đầu thực hiện nên chỉ có cấp phát cơm và nước uống, nước ngọt cho thí sinh nghèo, khó khăn và dân tộc thiểu số, chỉ cấp 1 lần khi thí sinh ăn cơm. Năm 2018, thêm sữa và mở rộng nước uống cho cả phụ huynh đưa con đi thi. Năm 2019, có thêm bánh ga tô Bảo Thạnh; cơm hỗ trợ cho tất cả thí sinh có nhu cầu (chỉ ăn trưa); nước uống, sữa và nước ngọt cho tất cả thí sinh đi thi (mỗi ngày phát 2 lần sau khi các thí sinh thi ra). Năm 2020, do dịch COVID - 19  còn cung cấp khẩu trang, nước sát khuẩn, hỗ trợ thêm bút cho thí sinh.

Năm 2020, lên Nam Đông vào đúng ngày thi, tôi có dịp chứng kiến nhiều hình ảnh “Tiếp sức mùa thi” cảm động. Các thí sinh vừa mới rời khỏi cổng trường đã được săn đón, không chỉ đơn giản là chuyển suất cơm trưa miễn phí mà còn kèm theo những lời thăm hỏi chân tình. Tôi nhớ tâm sự một học sinh Trường THPT Nam Đông: “Được ăn những bữa cơm đầy đủ chất dinh dưỡng và có sự hỗ trợ, động viên của các cô chú là động lực giúp chúng em nỗ lực làm bài thi để đạt kết quả tốt”.   

Theo bà Hoàng Thị Sương, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Nam Đông, “tiếp sức kỳ thi” là một nét mới trong phong trào khuyến học ở huyện Nam Đông. Đó là một minh chứng cho việc chú trọng đổi mới nội dung, phương thức và đa dạng hóa các loại hình hoạt động từ huyện về cơ sở.

“Tiếp sức kỳ thi” là hoạt động do Hội Khuyến học, Hội Chữ thập đỏ và Huyện đoàn phối hợp thực hiện. Qua kết nối với nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện, các đơn vị phối hợp huy động nguồn kinh phí lớn, giúp đỡ cho các học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và người dân tộc thiểu số vượt khó yên tâm thi cử đạt kết quả, góp phần nâng chất lượng và hiệu quả trong các kỳ thi của các năm từ 2017 đến nay.

Cùng với “Tiếp sức kỳ thi”, công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập tại Nam Đông gần đây có những chuyển biến tích cực. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện, Hội Khuyến học tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch 132/KH-UBND và Quyết định 188/QĐ - UBND của UBND tỉnh về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”.

Những năm qua, Hội Khuyến học huyện phối hợp tiếp nhận sự hỗ trợ bằng tiền và hiện vật của các tổ chức và cá nhân hảo tâm và trích nguồn quỹ hội để tổ chức trao quà, trao học bổng cho học sinh nghèo học giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn 5.574 suất học bổng và phần thưởng, trị giá hơn 1 tỷ đồng; trao thưởng cho 332 lượt giáo viên và 1.211 học sinh tham gia các cuộc thi đạt giải với số tiền 547 triệu đồng; phát thưởng cho 426 em học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng với số tiền 129,8 triệu đồng; tiếp nhận các nhà hảo tâm hỗ trợ 455 chiếc xe đạp, 1.500 quyển vở, 300 cái cặp.

Lại một mùa thi nữa đang đến. Hy vọng, Hội Khuyến học và các đơn vị liên quan ở Nam Đông sẽ tiếp tục hành trình “Tiếp sức mùa thi”, làm ấm lòng thí sinh và qua đó, giúp học sinh nơi vùng cao còn nhiều khó khăn này vươn lên, đạt được mơ ước trong học tập và rèn luyện.  

An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Gần 1.000 học sinh tham gia Ngày hội trải nghiệm ước mơ

Ngày 3/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh phối hợp với Trường cao đẳng Du lịch Huế tổ chức chương trình Ngày hội trải nghiệm ước mơ năm 2024 dành cho học sinh lớp 9 các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh.

Gần 1 000 học sinh tham gia Ngày hội trải nghiệm ước mơ
Du học khi ước mơ đủ lớn

Không dễ có quyết định cho con sống xa nhà tận trời Tây, khi các em đang ở độ tuổi “Ăn chưa no, lo chưa tới”. Tuy nhiên, với nhiều chương trình du học hấp dẫn mời gọi, nhiều phụ huynh sẵn sàng chi “tiền trăm, bạc triệu” cho con có những trải nghiệm thú vị ở xứ người.

Du học khi ước mơ đủ lớn
Return to top