ClockThứ Ba, 29/09/2020 07:45

Tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế tập thể

TTH.VN - Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 9/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Mục đích của Chương trình hành động nhằm tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Kết luận số 70-KL/TW.

Đồng thời xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (các bộ, ngành, địa phương) tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp, hiệu quả.

Theo đó, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Kết luận số 70-KL/TW, Chính phủ giao các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền về bản chất, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hợp tác xã trong điều kiện mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và người dân; tránh tính trạng nhận thức không thống nhất, không đầy đủ, bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến về mô hình hợp tác xã kiểu cũ; xác định rõ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương.

Củng cố năng lực

Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã theo hướng tăng cường kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật của hợp tác xã; hỗ trợ, hướng dẫn để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hợp tác xã hoạt động; tránh tình trạng buông lỏng hoặc can thiệp quá sâu, không đúng đối với tổ chức, hoạt động của hợp tác xã; tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Các bộ, ngành, địa phương tập trung ưu tiên bố trí và sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước trong việc hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã; tiếp tục thực hiện tốt chính sách đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có trình độ về làm việc tại các hợp tác xã, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Đồng thời, xây dựng và tổng kết mô hình hợp tác hoạt động hiệu quả, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho thành viên; mô hình hợp tác xã quy mô cấp tỉnh, cấp vùng miền, cấp quốc gia theo ngành hành; kịp thời nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, từng bước khẳng định kinh tế tập thể, hợp tác xã là nhân tố quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Đổi mới tổ chức hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Chính phủ yêu cầu củng cố tổ chức của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, bảo đảm thống nhất về tổ chức và hoạt động; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, tăng cường trách nhiệm của hệ thống Liên minh Hợp tác xã các cấp với vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi tích hợp pháp của các thành viên.

Xây dựng mô hình hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị, gắn với sản phẩm chủ lực quốc gia, địa phương, chương trình OCOP để nhân rộng; nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm chủ lực quốc gia, vùng, quy mô lớn theo chuỗi giá trị, đảm bảo xây dựng nông thôn mới bền vững; đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng để động viên khuyến khích các hợp tác xã; tăng cường hợp tác quốc tế về kinh tế tập thể, hợp tác xã…

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Return to top